Mới đây nhất là một vụ tai nạn xảy ra sáng 8/5, tại đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) theo hướng Ngã Tư Sở đi Hà Đông. Xe ba bánh tự chế chở bó thép dài hơn 10m nhưng không che chắn phần đầu đã đâm thủng kính chắn gió của xe buýt. Đáng chú ý, những chiếc xe ba bánh kiểu này không phải hiếm gặp trên khắp các tuyến phố.
Theo chỉ thị số 46 ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phỉ và Thông tư liên tịch số 32 ngày 28/12/2007 của ngành Công an – Bộ giao thông vận tải, kể từ ngày 01/01/2008 cấm lưu hành đối với các loại xe tương tự xe “Tự chế”.
Xe tự chế bao gồm: Xe công nông; xe máy kéo nhỏ phục cho phục cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và xe thô sơ 3 bánh, xe bốn bánh, trừ xe 3 bánh dùng làm phương tiện của thương binh, xe tự chế cho người tàn tật, có đăng ký, biển số...
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt xe tự chế như sau:
“Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển, vận hành các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt trái quy định pháp luật;”
Ngoài ra người nào điều khiển phương tiện xe tự chế tham gia giao thông còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
Mức xử phạt khi điều khiển xe tự chế gây ra tai nạn cho người khác như sau:
Xe tự chế là loại phương tiện không đảm bảo kết cấu theo quy định nên không đảm bảo an toàn giao thông và rất dễ gây ra tai nạn. Khi gây ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm:
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện nay, khi điều khiển phương tiện xe tự chế và có hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về giao thông đường bộ. Gây tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người khác thì người điều khiển phương tiện còn có thể đối diện với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt từ 3 năm đến 10 năm tù.
Ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự đối với người bị tại nạn. Những khoản mà người gây tai nạn phải bồi thường bao gồm:
Trong trường hợp gây tai nạn chị thiệt hại về sức khỏe:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và chức năng bị giảm sút do thiệt hại;
- Thu nhập thực tế do việc xảy ra tai nạn mà họ không có được, nếu thu nhập không ổn định có thể lấy mức thu nhập trung bình của công việc cùng loại ở địa phương;
- Chi phí hợp lý cho phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc bị mất hoặc giảm sút do phải bỏ thời gian chăm sóc người bị nạn;
- Bồi thường các thiệt hại khác về tài sản và về tinh thần cho người bị tai nạn. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người bị tai nạn tối đa là không quá 50 mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.