Tesla “đòi” 22.500 USD phí sửa pin, Youtuber đưa xe ra ngoài sửa chỉ hết... 5.000 USD

Tesla “đòi” người dùng trả một số tiền lớn để xử lý một sự cố pin trên xe. Nhưng chỉ mất một số tiền nhỏ hơn rất nhiều, người dùng xe Tesla đã có thể sửa chữa nó.

Câu chuyện không đơn thuần là sửa chữa ô tô, nó liên quan đến cả một cơ chế kinh doanh được Tesla dựng lên.
Câu chuyện không đơn thuần là sửa chữa ô tô, nó liên quan đến cả một cơ chế kinh doanh được Tesla dựng lên.

Công ty ô tô điện của Mỹ sử dụng phần mềm và các chiêu bài PR để khẳng định các cỗ máy của Tesla có cấu tạo phức tạp, khi bị hỏng hóc người dùng không có cách nào khác ngoài việc đưa đến Tesla để sửa chữa, và tất nhiên phí sửa chữa rất cao.

Như vậy, không chỉ có doanh thu từ việc bán xe, Tesla còn có doanh thu từ phần mềm, sửa chữa xe. Một cơ chế kinh doanh không khác Apple là mấy!

Khi pin chiếc xe Tesla Model S P85 của Tyler Hoover bị lỗi không sạc được, Youtuber này đã mang xe đến để Tesla sửa chữa. Chiếc xe đã hết hạn bảo hành và Tesla đề xuất thay toàn bộ pin với tổng chi phí là 22.500 USD.

Sau một thời gian nghiên cứu, Hoover đã đưa xe đến một cửa hàng, sửa chữa chiếc Tesla với giá chỉ khoảng 5.000 USD, rẻ hơn 75% so với những gì Tesla đưa ra.

Hoover điều hành một kênh Youtube chuyên về ô tô có tên Hoovie’s Garage và đã mua chiếc Tesla Model S 2013 để sử dụng trong một video sắp tới. Nhưng thật không may, chiếc xe không như ý muốn, Hoover nói trong một video về chiếc xe. 

Đèn và tất cả các màn hình bên trong đều hoạt động, nhưng một thông báo trên giao diện người dùng cho biết mức sạc pin tối đa đã giảm và chiếc xe sẽ chỉ sạc được 80 km.

Theo Rich Benoit, cơ sở sửa chữa đã giúp Youtuber xử lý vấn đề về pin với giá khoảng 5.000 USD, sửa chữa ô tô chạy bằng khí đốt thường khó hơn xe điện, nhưng việc bảo dưỡng những chiếc xe này vẫn dễ dàng hơn so với xe của Tesla. 

Thực tế, Tesla đã làm rất tốt công việc tiếp thị xe Tesla là một thiết bị máy móc phức tạp cần các kỹ thuật viên có chứng chỉ mới có thể sửa chữa. Nhiều thao tác sửa chữa cơ bản không thể thực hiện được do Tesla đã khóa phần mềm. Bởi vậy, Benoit nói “đầu tiên và quan trọng nhất, Tesla là một công ty phần mềm”.

Tesla gần đây đã phát hành Toolbox, một bộ phần mềm chẩn đoán giúp các cửa hàng sửa chữa hoặc chủ sở hữu Tesla biết chiếc xe gặp trục trặc gì. Bất kỳ ai cũng có thể mua quyền truy cập vào Toolbox nhưng nó có giá 3.000 USD/năm hoặc 100 USD trong 24 giờ. Nhưng chẩn đoán sự cố chỉ là một nửa vấn đề.

Benoit cho biết: “Bạn có thể tháo động cơ Tesla ra trong vòng 30 phút. Vấn đề xảy ra khi thay động cơ mới vào, bạn phải sử dụng phần mềm chẩn đoán chiếc xe chấp nhận động cơ đó, và đây chính là sự cố không thể giải quyết”.

Các bộ phận thay thế của Tesla phải được lắp đặt bởi một đại lý được chứng nhận của Tesla. Điều này đặt ra câu hỏi, Benoit và nhóm của ông đã thay thế pin của Hoover như thế nào?

“Chúng tôi có các phương tiện thay thế để xử lý các khâu” Benoit nói. “Trong nhiều trường hợp, chúng tôi không nhất thiết phải cần đến Toolbox, nhưng nó sẽ giúp cuộc sống của chúng tôi dễ dàng hơn gấp 10 lần… Tesla đang ngày càng hạn chế quyền truy cập vào ô tô. Có rất nhiều điều mà bạn từng có thể làm nhưng bạn không còn có thể làm được nữa với Tesla. Họ chắc chắn đang thắt chặt các hạn chế”.

Việc Tesla khóa phần mềm không khác những gì Apple làm với iPhone. Apple nổi tiếng với vụ tung ra một bản cập nhật phần mềm vô hiệu chức năng cảm ứng trên iPhone 8, một sự cố có thể dễ dàng sửa chữa mà không tốn kém chi phí, nhưng Apple không cho phép điều đó xảy ra.

Câu chuyện về Tesla và Apple cho thấy những vấn đề như pin Tesla và sửa chữa iPhone là lý do tại sao chúng ta cần luật quốc gia về quyền sửa chữa. Các nhà sản xuất không muốn chúng ta sửa chữa những thứ của riêng họ và họ làm cho mọi việc sửa chữa trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. 

Điều đó có thể đang thay đổi. Hồi tháng 7/2021, tổng thống Biden đã ký một lệnh điều hành nhằm mục đích giúp việc sửa chữa các thiết bị trở nên dễ dàng hơn và Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) cũng đã chính thức áp dụng một nền tảng quyền sửa chữa.

Theo Vice

Tin mới

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát ...
Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.