Những đội đua có giá nhất F1 nhờ … vung tay quá trán!

Thực ra, việc các đội đầu tư mạnh cho F1 đang là một vấn nạn đối với môn thể thao đắt đỏ nhất hành tinh này!

Mercedes đang là đội chi mạnh tay nhất cho F1. Ảnh: Motor1
Mercedes đang là đội chi mạnh tay nhất cho F1. Ảnh: Motor1

Đầu tháng 11, Lewis Hamilton giành vị trí thứ hai tại trường đua Circuit of the Americas ở Austin, chỉ sau vài giây so với đồng đội Valtteri Bottas. Kết thúc ở vị trí thứ 2 mang lại đủ số điểm đảm bảo Hamilton sẽ giành chức vô địch Công thức một lần thứ sáu, gần bằng với kỷ lục 7 lần vô địch của Michael Schumacher. Đó là một chiến công kỳ diệu. Tay đua 34 tuổi người Anh, thực sự là một trong những tay đua vĩ đại nhất mọi thời đại. Nhưng Hamilton, cùng với 6 lần vô địch, cũng cho thấy một mối đe dọa lớn với tương lai Công thức Một: “xuống tiền quá khủng”!

Bởi vì, theo trang Forbes, phần lớn thành công trên đường đua của Hamilton là nhờ một điều đơn giản: Mercedes luôn sẵn sàng vượt qua đối thủ. Đội Đức chi khoảng 430 triệu USD mỗi năm, nhiều hơn gấp đôi so với mức chi tiêu mà hầu hết các đội F1 có thể chi trong một mùa nhất định. Vì thế, Mercedes gần như “không thể chạm tới” trên đường đua, giành chức vô địch một cách dễ dàng. Các đội đua ít tiền khác buộc phải chiến đấu để giành lấy chút tiếng tăm cuối bảng trong khi vẫn phải vật lộn để duy trì cuộc chơi. Trên thực tế, lịch sử F1 tràn ngập thất bại của các đội không chịu nổi áp lực tài chính.

Phát hiện về khoảng cách giàu có hay sự biến dạng của môn thể thao đắt nhất thế giới không hề mới. Nhưng những vấn đề đó đột nhiên được đặt lên hàng đầu khi “ông chủ” F1 Liberty Media chuẩn bị thực hiện các biện pháp kiểm soát chi phí được mong đợi từ lâu, cùng một số cải cách lớn khác. Mục tiêu cuối cùng là đổi mới cuộc chơi và khả năng tài chính. Chính sách mới được áp dụng từ mùa giải 2021.

F1 từng lao đao vì bất ổn tài chính dưới thời của cựu CEO F1 Bernie Ecclestone. Lúc đó, giá trị F1 đã sụt giảm 12% - hơn 1 tỷ USD – trong chưa đầy 5 năm. Mọi thứ chỉ ổn định hơn vào tháng 1/2017, khi tập đoàn Liberty Media của tỷ phú John Malone quyết định xuống tay 8 tỷ USD thâu tóm Formula 1. Năm ngoái, F1 đã đạt doanh thu 1,83 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm trước. Cổ phiếu F1, FWONK, đạt giá trị vốn hóa thị trường 10 tỷ USD và đang giao dịch quanh mức cao nhất mọi thời đại (giá cổ phiếu tăng 48% kể từ khi được Liberty mua lại). Khán giả truyền hình Mỹ cũng tăng trưởng lên tới 22% trong mùa giải này.

Lewis Hamilton (ngoài cùng bên phải) đã giành được 6 lần vô địch F1 trong sự nghiệp thi đấu. Ảnh: Twitter Mercedes-AMG F1
Lewis Hamilton (ngoài cùng bên phải) đã giành được 6 lần vô địch F1 trong sự nghiệp thi đấu. Ảnh: Twitter Mercedes-AMG F1

Nhưng F1 vẫn chưa phải là một câu chuyện thành công và một số rạn nứt đang xảy ra. Gần như toàn bộ tăng trưởng doanh thu năm 2018 đều đến từ các doanh nghiệp phụ trợ: Formula 2, sản xuất truyền hình, khách sạn và dịch vụ du lịch. Trong khi đó, doanh thu tài trợ giảm. Lượng người xem truyền hình toàn cầu cũng giảm khi người xem chuyển từ mạng không dây sang mạng cáp, dù doanh thu phát sóng phần lớn không thay đổi. Mặc dù lượng người xem ở Mỹ tăng lên, nhưng tổng số khán giả F1 vẫn rất ít – 680.000 khán giả Mỹ xem F1 qua truyền hình ở mỗi chặng đua chỉ bằng 1/5 so với mức trung bình của giải Nascar – thậm chí còn có tin kênh ESPN không phải trả phí bản quyền.

Bắt đầu từ năm 2021, các chặng đua sẽ được chuẩn hóa, giảm thử nghiệm và chuyển sang các thiết kế xe đua mới để giảm lực xuống, từ đó cho phép cuộc đua cạnh tranh hơn. Đáng chú ý, F1 sẽ giới hạn mức chi tiêu của các đội là 175 triệu USD mỗi mùa, chưa kể những chi phí như động cơ và lương của các tay đua, cùng nhiều chi tiết khác.

Đó là quyết định điều chỉnh mạnh tay, nhưng cần thiết. Mặc dù hầu hết các đội đều ổn khi lỗ một số tiền, song thành công trên đường đua chính là lợi ích tiếp thị to lớn cho các ông chủ đội đua, vì vậy, lợi nhuận chính là số điểm vô địch tiềm năng còn lại trong cuộc chơi. Chi phí cạnh tranh trong F1 không hề bền vững với các đội hạng trung của môn thể thao này. Vài năm gần đây F1 đã chứng kiến ​​những hãng như Lotus, Force India và Manor Racing bị phá sản hoặc vật vã bám trụ.

Áp lực tài chính gia tăng, mức chi tiêu hàng loạt dưới thời Liberty đã ăn lẹm vào tiền thưởng của các đội. Năm ngoái, tổng số tiền thưởng là 913 triệu USD, giảm gần 6% so với 966 triệu USD năm 2016. Bất lợi của Brexit cũng tác động lên giá trị tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến sức chi tiêu của các đội, vì hầu hết các đội đều chi bằng tiền bảng Anh, trong khi tính doanh thu bằng USD hoặc euro.

Những đội đua có giá nhất F1 2019: Giá trị trung bình của một đội đua F1 là 500 triệu USD. Số liệu ước tính của Forbes, trong đó doanh thu, lợi nhuận trước thuế là tính theo mua giải 2018

Thách thức của F1 là thuyết phục các đội đua hàng đầu, Ferrari, Mercedes, Red Bull, phanh đà chi tiêu lại và để các đội khác bắt kịp. Các đội mạnh đang không muốn mất lợi thế hiện tại và với việc những cam kết của họ sẽ hết hạn sau năm tới, họ đã nắm cơ hội gây áp lực lên Liberty.

Mercedes không làm gì để dập tắt những tin đồn họ có thể rao bán đội. Red Bull vẫn liên tục có tin sẽ rời khỏi môn thể thao này. Ferrari, từ lâu vẫn hợp tác một cách bất thường. Không có gì khó hiểu khi các đội thoải mái chi tiêu, vì nó cho phép họ xây dựng một số thương hiệu giá trị nhất trong thể thao chuyên nghiệp.

Những đội đua có giá nhất F1 nhờ … vung tay quá trán!  - Ảnh 1

Chỉ cần nhìn vào sự thống trị gần đây của Mercedes sẽ hiểu điều đó. Những “mũi tên bạc” (tên gọi giới báo chí dành cho sự thống trị của Mercedes-Benz và những chiếc xe đua Auto Union Grand Prix giữa những năm 1934 và 1939) lần đầu tiên lên đỉnh bảng xếp hạng năm 2014 sau khi thực hiện cú cam kết tài chính lớn; đội đã chi tổng cộng 380 triệu USD trong năm đó, tăng 26% so với năm 2013 và 59% so với mùa giải 2012. Dù những chi phí đó khiến họ chịu khoản lỗ 150 triệu USD năm vô địch đầu tiên, song sự thống trị bền vững cuối cùng đã đơm hoa kết trái.

Năm ngoái, Mercedes đã báo cáo lợi nhuận hoạt động 22 triệu USD, dù hãng chi số tiền nhiều hơn 100 triệu USD so với bất kỳ đội nào khác, không kể Ferrari. Mercedes hiện trị giá 1,015 tỷ USD, tăng 46% so với hai năm trước.

Ferrari, cũng tương tự, hiện là đội đua có giá trị nhất thế giới với 1,35 tỷ USD. Ferrari ước tính đã lỗ 12 triệu USD trên doanh thu 426 triệu USD năm 2018, nhưng vẫn vượt xa giá trị của Mercedes nhờ ​​sự thành công của Ferrari. Nhưng Ferrari đã trở nên “già yếu” và không lọt top 4 kể từ năm 1981.

Tỷ phú John Malone của tập đoàn Liberty Media. Ảnh: Finantial Times
Tỷ phú John Malone của tập đoàn Liberty Media. Ảnh: Finantial Times

Không một đội nào có thể “mon men” lại gần hai nhà lãnh đạo Mercedes và Ferrari. Red Bull đạt giá trị 640 triệu USD, thu lợi nhuận danh nghĩa, vì khoảng 92 triệu USD, tương đương 28% doanh thu của Red Bull đến từ khoản đầu tư tài trợ của Red Bull GmbH, công ty mẹ của nhóm. McLaren, dù gặp một số khó khăn gần đây, cũng đạt trị giá 620 triệu USD vì đã dành hơn năm thập kỷ đầu tư vào môn thể thao này. Trong khi Renault nhanh chóng tăng giá trị của đội lên 430 triệu USD, gấp đôi trong hai năm qua, nhờ công ty chủ quản ở Pháp tăng 35% chi tiêu kể từ khi tiếp quản đội đua trước mùa giải 2016.

Nhưng với giới hạn chi tiêu sắp tới, sự tăng trưởng giá trị của các đội F1 sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc Liberty có khả năng duy trì mức độ cạnh tranh của giải đua. Kết quả cuối cùng là, nếu F1 thành công trước những thử thách mới nhất này, F1 sẽ có cơ hội lấy lại phần lớn ánh sáng hào quang đã mất. Trên thực tế, các nhà đầu tư tiềm năng đang theo dõi sát sao và nếu tin tưởng vào CEO của F1, nhiều tên tuổi mới sẽ xem xét nhảy vào môn thể thao này ngay từ năm 2021.

Theo Forbes

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.