“Các cuộc điều tra cho đến nay xác nhận rằng một số lượng hạn chế tài sản R&D của công ty đã bị đánh cắp trong quá trình đột nhập", Volvo công bố. “Sau khi phát hiện truy cập trái phép, công ty đã ngay lập tức thực hiện các biện pháp đối phó an ninh bao gồm các bước ngăn chặn tiếp tục truy cập vào tài sản của mình và thông báo cho các cơ quan chức năng có liên quan”.
Volvo Cars hiện đang làm việc với các chuyên gia bên thứ ba để tiến hành một cuộc điều tra chuyên sâu. Công ty tin rằng sự cố này sẽ không ảnh hưởng đến sự an toàn hoặc bảo mật của ô tô hoặc dữ liệu cá nhân của họ.
Sau vụ việc, Snatch, một tổ chức hacker nổi tiếng với việc đánh cắp dữ liệu và tống tiền dữ liệu, đã tuyên bố chịu trách nhiệm. Để chứng minh điều này, nhóm hacker đã liệt kê các mã nguồn nội bộ có liên quan của Volvo Cars trên trang web của mình.
Volvo Cars đã chính thức công nhận vụ hack. Điều này có nghĩa là họ từ chối liên hệ với các tổ chức hacker và sẵn sàng gánh chịu hậu quả của việc đánh cắp thông tin R&D.
Volvo không phải là nhà sản xuất ô tô đầu tiên và duy nhất gặp phải rắc rối tương tự. Đầu năm nay, Kaseya VSA đã trở thành nạn nhân của một trong những cuộc tấn công mạng lớn nhất cho đến nay. Công ty này đang làm phần mềm cho các công ty lớn trên thế giới và các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ. Một nhóm tin tặc được biết đến với cái tên Revil đã tấn công tới 40.000 máy tính trên toàn thế giới và đánh cắp rất nhiều dữ liệu.
Nhiều nhà sản xuất xe cho rằng xu hướng phát triển xe ô tô tự lái điều khiển bằng máy tính hiện nay sẽ mở ra cánh cửa cho tin tặc. Nó có nghĩa là tin tặc có thể kiểm soát ô tô của một người và gây ra thiệt hại không mong muốn.
Trước đó, vào tháng 4 năm nay, một số chuyên gia mạng đã chỉ ra cách có thể hack một chiếc xe Tesla. Họ thậm chí còn chứng minh cách chiếc xe mở cửa bị khóa khi một máy bay không người lái đến gần. Tesla ngay sau đó nói rằng đã khắc phục sự cố bằng một bán vá lỗi phần mềm.