Khiếm khuyết được nhắc đến “trong một số trường hợp hiếm hoi”, bộ bơm túi khí bị vỡ và văng ra các mảnh kim loại vào bên trong xe và đã dẫn đến vụ thu hồi ô tô lớn nhất trong lịch sử. Ít nhất 19 trường hợp tử vong ở Mỹ liên quan đến lỗi bơm túi khí Takata.
Honda gần đây đã xác nhận vào tháng 4 rằng trường hợp tử vong ở Mỹ do bộ bơm túi khí Takata bị lỗi và bị vỡ là trường hợp thứ 19 kể từ năm 2009. Mười sáu trường hợp tử vong trong số đó xảy ra trên xe Honda.
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận trị giá 605 triệu USD với các chủ sở hữu rất giống như thỏa thuận này của Volkswagen.
Các nhà chức trách cho biết hơn 400 người bị thương có nguyên nhân trực tiếp do máy bơm hơi túi khí Takata bị lỗi, tổng cộng ít nhất 28 trường hợp tử vong trên toàn thế giới.
Sự cố túi khí Takata cũng đã đến trường hợp tử vong trên các phương tiện của Ford Motor Co. và một ca tử vong liên quan đến bộ phận bơm hơi trong một chiếc BMW.
Ford đã ký một thỏa thuận dân sự trị giá 299 triệu USD với các chủ sở hữu và BMW đã đồng ý trả cho các chủ sở hữu bị ảnh hưởng tổng cộng 131 triệu USD.
Takata đã thu hồi khoảng 100 triệu máy bơm hơi túi khí được gửi đến 19 nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn thế giới. Trong số những máy bơm bị lỗi đó, 67 triệu chiếc đã được gửi đến Mỹ.
Khoản thanh toán này của Volkswagen bao gồm chi phí thuê xe và chi phí tự trả, bao gồm tiền lương bị mất và chi phí chăm sóc trẻ em cùng các chi phí khác mà chủ sở hữu buộc phải chịu trong khi sửa chữa xe của họ.
Các tài liệu đệ trình lên Tòa án Quận Hoa Kỳ ở Miami cho biết khoảng 35% bộ phận bơm hơi trên các xe Volkswagen và Audi nằm trong diện triệu hồi vẫn chưa được sửa chữa.
Hiện các nhà sản xuất ô tô như GM, Daimler AG và Stellantis chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về thỏa thuận mới nhất này.
Hãng sản xuất túi khí Takata bắt đầu kinh doanh không phải túi khí mà là dây an toàn từ giữa những năm 80, đến 1990 mới sản xuất túi khí. Tuy nhiên sau nhiều đợt triệu hồi xe do túi khí của hãng này các nhà khoa học đã phát hiện ra Takata sử dụng hợp chất amoni nitrat dễ bay hơi rất nguy hiểm trong bơm túi khí, bộ phận quan trọng đẩy túi khí bung. Đây cũng là một hợp chất dẫn tới đợt triệu hồi ô tô lớn nhất lịch sử thế giới.
Được biết, ban đầu, Takata không sử dụng amoni nitrat để sản xuất bơm túi khí. Nhưng năm 1997, nhà máy của hãng ở Moses Lake (Washington, Mỹ) dính hàng loạt vụ nổ phá hủy thiết bị, ảnh hưởng năng suất. Takata buộc phải mua bơm túi khí từ các đối thủ để cung cấp cho hãng xe.
Để chống lại bối cảnh khó khăn, hãng chấp nhận sử dụng hợp chất mới rẻ hơn, đó là amoni nitrat, bất chấp những nguy hiểm kéo theo. Đây là nguồn tin do Mark Lillie, kỹ sư từng làm việc tại Takata trả lời phỏng vấn của tờ NYTimes vào 2014 tiết lộ.
Cũng chính vì những bê bối mà Công ty sản xuất túi khí ô tô Takata của Nhật Bản ngày 26/6/2017 đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, đánh dấu vụ sụp đổ doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất của đất nước mặt trời mọc Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Takata phá sản do sức ép nợ nần quá lớn từ việc phải thu hồi nhiều triệu túi khí ô tô sau khi túi khí do hãng sản xuất bị cho là có liên quan tới nhiều cái chết của người dùng ô tô trên toàn thế giới.