Super Bowl (giải tranh chức vô địch bóng bầu dục Mỹ) muôn đời vẫn là Super Bowl. World Series (giải vô địch bóng chày Mỹ) luôn là World Series. Nhưng trong đua xe, viết một tấm séc “khủng” và nhà tài trợ có thể gắn logo công ty của mình vào giải đấu, như Rolex đã làm vào năm 1992 khi trở thành nhà tài trợ chính trong cuộc đua 24 Hours of Daytona. Và vẫn là Rolex 24h Daytona hơn 27 năm sau, cho thấy cam kết và đam mê cực kỳ nghiêm túc của hãng đồng hồ trong trò chơi theo đuổi tốc độ - rất đáng để chúng ta đặt câu hỏi tại sao Rolex chi nhiều tiền như vậy cho các cuộc đua.
Đồng hồ và xe hơi. Cả hai đều nổi bật về độ tinh tế, cơ học, và cả hai đều có thể cực kỳ đắt tiền. Vì vậy, có vẻ hợp lý khi Rolex tài trợ cho các cuộc đua liên quan đến xe.
Rolex là một công ty tư nhân theo đủ mọi nghĩa của từ “tư nhân”. Theo Wikipedia, Rolex do Hans Wilsdorf và Alfred Davis thành lập tại London nước Anh vào năm 1905, sau đó đến năm 1919, Rolex đã chuyển toàn bộ hoạt động, cũng như cơ sở sản xuất đồng hồ sang Geneva Thụy Sỹ. Hãng đồng hồ Rolex hiện nay vẫn thuộc sở hữu của gia đình các nhà sáng lập nên thương hiệu, và hiện tại được điều hành bởi CEO Jean-Frederic Dufour.
Có một câu chuyện rất thú vị về Rolex. Đó là vào năm 1927, một phụ nữ 26 tuổi tên là Mercedes Gleitze đã trở thành người phụ nữ Anh đầu tiên bơi qua eo biển Măng-sơ (English Channel). Tuy nhiên, mấy ngày sau một phụ nữ khác tuyên bố đã bơi qua eo biển này với thời gian nhanh hơn, khiến Gleitze phải vượt qua Măng-sơ lần thứ hai (dù rằng cuối cùng người ta đã phát hiện ra tuyên bố của người phụ nữ thứ hai chỉ là một trò lừa bịp). Đồng sáng lập Rolex Hans Wilsdorf đã nhìn ra cơ hội và để Mercedes Gleitze đeo chiếc Oyster (chiếc đồng hồ chống nước đầu tiên trên thế giới của Rolex), và sau hơn mười giờ dưới vùng nước lạnh lẽo, cả Gleitze và Rolex đã thành những người chiến thắng nổi tiếng.
Trở lại với xe hơi. Đương thời, chuyên gia phá kỷ lục tốc độ của Anh, Sir Malcolm Campbell, đã lần lượt chinh phục các nhiệm vụ từ 150 dặm/giờ (240km/h), sau đó là 200 dặm/giờ (320km/h) và đến 300 dặm/giờ (480km/h) nếu lái chiếc xe đua "Bluebird" tùy chỉnh. Cảm thấy có sự liên quan với chuyện của Gleitze, Rolex bắt đầu nói chuyện với Campbell khi danh tiếng của anh nổi như cồn trong những năm 1930 và anh đã phá vỡ kỷ lục với chiếc Oyster trên tay, sử dụng hình ảnh của mình trong các quảng cáo với những câu thần chú như "Đồng hồ Rolex vẫn mang lại thời gian hoàn hảo, tôi đã đeo nó vào ngày hôm qua khi Bluebird vượt quá 300 mph - Campbell". Sir Malcolm được cho là đã từ chối một chiếc đồng hồ miễn phí và đã tự bỏ tiền ra mua một chiếc.
Campbell trở thành người đàn ông tốc độ nhất thế giới với 301,13 dặm/giờ (485km/h) trên chiếc Boneville Salt Flats năm 1935, thì chiếc Rolex mà anh đang đeo cũng trở thành chiếc đồng hồ nhanh nhất thế giới, theo một nghĩa tốt. Mối liên kết giữa Rolex với những kỷ lục tốc độ phát triển từ đó, phi công Chuck Yeager cũng đeo Rolex khi thử nghiệm chuyến bay tốc độ âm thanh trong chiếc máy bay X-1 vào năm 1947, phi hành gia của NASA Ed Mitchell cũng đeo Rolex khi phi hành đoàn của Apollo 14 đạt vận tốc thoát hơn 25.000 dặm/giờ trở lại mặt trăng 24 năm sau.
Ngày nay, Rolex là "chiếc đồng hồ chính thức" của Công thức 1, 24 Hours of Le Mans, FIA World Endurance Championship, và tất nhiên, cả Rolex 24h Daytona. Rolex cũng tham gia mạnh vào các sự kiện xe hơi như Tuần lễ xe hơi Monterey (Monterey Car Week), tài trợ The Quail, A Motorsports Gathering, Pebble Beach Concours d'Elegance và Rolex Monterey Motorsports Reunion tại Laguna Seca, và cả Goodwood Revival nổi tiếng ở Anh, nơi Rolex cũng là nhà tài trợ, trở thành đồng hồ chính thức.
"Chúng tôi đã hoàn thành các cuộc đua được tính từ một phần nghìn giây và đó chính là nơi tính tin cậy, độc lập vô cùng cần thiết. Tin cậy là một từ rất lớn lao. Rolex là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới hiện nay vì sự tin tưởng mà mọi người đặt vào sản phẩm của hãng”, Webber, một tay đua F1 đã có 9 lần chiến thắng Grand Prix với đội đua Red Bull vào đầu những năm 2010, nói.
Và nói gì thì nói, giống như phần lớn cuộc sống hiện đại, các giải đua xe sẽ không thể thực hiện nếu không có món hời quảng cáo. Để đền đáp cho việc tài trợ mọi thứ từ câu lạc bộ thể thao Mỹ (SCCA), các đội đua Công thức 1 đến toàn bộ giải vô địch, các nhà tài trợ được hiển thị tên và logo của họ khắp mọi nơi, trở thành một phần thiết yếu của trong trải nghiệm hình ảnh và văn hóa cho người hâm mộ. Vì vậy, nếu một tên tuổi lớn cắt giảm ngân sách tiếp thị và biến mất khỏi trường đua, đó sẽ là vấn đề. Nó tạo ra một lỗ hổng lặng lẽ trong ký ức của người hâm mộ trong nhiều năm sau này.
Ngược lại, cũng sẽ là có vấn đề nếu những nhà tài trợ đua xe như Rolex ủng hộ môn thể thao này không phải vì lợi ích của chính nó, không phải vì lợi ích tài chính thuần túy, mà chỉ đơn thuần là niềm tin sâu sắc rằng tốc độ mới là quan trọng! Dù sao, chúng ta đang sống ở thế giới hiện đại, và Rolex đang nhận đặc quyền logo xuất hiện khắp nơi trong giải đua Công thức 1 nhờ ngân sách marketing khủng tài trợ cho giải đấu.