Chi phí khủng để sản xuất một chiếc xe đua F1

Khó đưa ra một con số xác định cho việc chi phí xây dựng nên một chiếc xe đua F1. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo để hình dung ra mức độ “đốt tiền” của các hãng xe.

Vào năm 2014, để chế tạo một chiếc xe Công thức 1, các nhà sản xuất sẽ tốn khoảng 7,7 triệu USD. Tuy nhiên, FIA đã khiến các con số chi phí thay đổi rất  nhiều do những tinh chỉnh về thiết kế và quy tắc động cơ. Chi phí xây dựng một chiếc xe hơi F1 đã tăng lên theo từng mùa giải.

Chi phí khủng để sản xuất một chiếc xe đua F1 - Ảnh 1

Điều đầu tiên bạn nên ghi nhớ rằng các đội đua F1 lớn như Ferrari, Mercedes, Red Bull và McLaren chi gần 400 triệu USD mỗi năm để phát triển những chiếc xe tốt nhất cho mùa giải, bao gồm chi phí cho nhân viên, thợ máy, kỹ sư và lái xe. Nhưng tất nhiên không phải tất cả các hãng đều có chi ngân sách giống nhau.

Hãy xem xét những khoản chi sau đâu để hiểu hơn về quá trình ra đời của một chiếc xe F1.

Chi phí cho động cơ: 10,5 triệu USD

Chi phí khủng để sản xuất một chiếc xe đua F1 - Ảnh 2

Ô tô F1 được chế tạo với động cơ mạnh mẽ để có thể tạo ra tốc độ tốt trên đường đua. Động cơ là một trong những bộ phận đắt nhất của xe đua F1. Thường các hãng sẽ phải bỏ ra khoảng 10,5 triệu USD cho động cơ. Động cơ xe đua F1 được chế tạo theo cách có thể điều chỉnh trong xe ô tô. Các đội đua F1 như Mercedes, Ferrari và McLaren thường yêu cầu động cơ từ các công ty Nhật Bản như Honda để giảm chi phí động cơ.

Chi phí cho cánh trước & cánh sau (Front wing & Rear wing): tối đa 450.000 USD

Chi phí khủng để sản xuất một chiếc xe đua F1 - Ảnh 3

Khi chiếc xe tăng tốc trên đường đua, đôi cánh đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng ở các cua rẽ. Gần 300.000 USD là chi phí cần thiết để xây dựng một cánh trước và mũi hình nón tốt hơn, một số đội tiết kiệm hơn sẽ giảm chi phí cho cánh trước xuống còn 150. 000 USD. Cánh sau sẽ có giá tối đa 150.000 USD nếu muốn bộ phận này thật tốt.

Chi phí cho vô lăng: 50.000 USD - 100.000 USD

Chi phí khủng để sản xuất một chiếc xe đua F1 - Ảnh 4

Chiếc xe ô tô sẽ được kiểm soát thông qua vô lăng. Xe F1 luôn có vô lăng thiết kế rất đặc biệt. Chi phí của vô lăng tối đa là 50.000 USD - 100.000 USD.

Chi phí nhiên liệu: 640.000 USD

Chi phí khủng để sản xuất một chiếc xe đua F1 - Ảnh 5

Một chiếc xe Công thức 1 trung bình sử dụng hết khoảng 500.000 USD tiền xăng trong một mùa giải. Nghĩa là, 1 chiếc xe sẽ cần gần 200.000 lít xăng trong một mùa giải. Ngoài ra, các đội còn phải bỏ ra thêm khoảng 140.000 USD cho chi phí xây dựng bình xăng và một số chi phí bảo dưỡng cần thiết khác vì chỉ một sơ suất nhỏ có thể gây nguy hiểm cháy nổ cho chiếc xe.

Chi phí hộp số: 600.000 USD

Chi phí khủng để sản xuất một chiếc xe đua F1 - Ảnh 6

Hộp số là một thành phần quan trọng khác trong xe Công thức 1. Những chiếc xe đua chủ yếu sử dụng hộp số bán tự động, liền mạch rất tinh vi. Hộp số của xe F1 có giá tối đa là khoảng 440.000 USD nhưng một số đội thường nâng cấp hộp số trước khi mùa giải bắt đầu để có hiệu suất tốt hơn, và vì thế họ phải trả thêm số tiền là 160.000 USD.

Chi phí cho lốp xe: 1.714 USD

Chi phí khủng để sản xuất một chiếc xe đua F1 - Ảnh 7

Có ba loại lốp đã được sử dụng trong cuộc đua (Khô, Ướt và Bình thường). Báo cáo về lốp xe F1 cho thấy một bộ lốp có giá khoảng 1.714 USD.

Chi phí cho những sự cố thiệt hại tai nạn: 550.000 USD

Chi phí khủng để sản xuất một chiếc xe đua F1 - Ảnh 8

Một tai nạn đơn lẻ trên đường đua có thể gây ra những tai nạn hàng loạt cho các xe đua khác. Một số báo cáo được đưa ra vào năm 2015 về những thiệt hại mà các xe đua F1 có thể phải gánh lên tới tối đa 550.000 USD. Trong đó bao gồm chi phí thiệt hại của cánh sau, cánh trước, khung gầm và một số bộ phận của động cơ.

Chi phí sợi carbon monocoque: 650.000 USD

Chi phí khủng để sản xuất một chiếc xe đua F1 - Ảnh 9

Cấu trúc của thân xe F1 làm bằng sợi carbon nguyên khối có giá 650.000 USD. Rất ít đội đua đi sử dụng vật liệu bình thường cho cấu trúc thân xe mà thường sử dụng loại đắt tiền.

Tổng cộng: 15,52 triệu USD (khoảng 360 tỷ đồng)

Nhìn chung, khó đưa ra một con số xác định cho việc chi phí xây dựng nên một chiếc xe đua F1, vì vậy, mọi con số đều là ước tính và giao động trong một khoảng chi phí nhất định. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo những diễn giải ở trên và những con số ước tính tổng cộng sau đây, để có thể hình dung ra mức độ “đốt tiền” của các hãng xe.

Động cơ: 7,7 triệu USD - 10 triệu USD

Sợi carbon monocoque: 650.000 USD -  1,2 triệu USD

Cánh trước & nón mũi:  300.000 USD

Cánh sau & hệ thống DRS (Drag Reduction System): 80.000 USD – 150.000 USD

Vô lăng: 70.000 USD

Bình xăng và lắp ráp: 140.000 USD

Thủy lực: 200.000 USD

Hộp số: 600.000 USD

Hệ thống làm mát: 220.000 USD

Truyền động: 250.000 USD

Lốp (cả bộ lốp) Ướt, Khô và Bình thường: 1.714 USD

Chi phí cho các sự cố thiệt hại do tai nạn: 500.000 USD

Tổng chi phí cơ bản: 15,52 triệu USD (khoảng 360 tỷ đồng)

Life Beyond Sport media

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.