Trung Quốc xuất hiện mạnh mẽ trên bản đồ ô tô toàn cầu

Trong khi số lượng các công ty ô tô tham gia Triển lãm ô tô Frankfurt 2019 giảm sút thì các công ty Trung Quốc lại gia tăng sự hiện diện.

Concept mẫu ô tô Hongqi S9 ra mắt tại Frankfurt Auto Show 2019. Ảnh: Carscoops
Concept mẫu ô tô Hongqi S9 ra mắt tại Frankfurt Auto Show 2019. Ảnh: Carscoops

Các nhà cung cấp linh kiện và sản xuất ô tô Trung Quốc ngày càng tăng cường sự hiện diện tại triển lãm ô tô Frankfurt. Đặc biệt, trong năm 2019 này, tên tuổi các công ty Trung Quốc càng mở rộng hơn nhờ xu hướng ô tô điện, buộc các nhà sản xuất ô tô châu Âu phải tìm cách hạn chế ô nhiễm môi trường.

Một số liệu rất cụ thể cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của các công ty Trung Quốc, đó là mặc dù chỉ còn 800 công ty tham gia triển lãm Frankfurt năm nay, giảm so với mức 994 công ty năm 2017, song các nhà sản xuất và nhà cung cấp ô tô Trung Quốc đang chiếm số lượng lớn trong danh sách các tên tuổi nước ngoài tham gia Frankfurt Auto Show 2019, với 79 công ty, tăng từ con số 73.

Một số nhà sản xuất ô tô châu Âu và Nhật Bản bao gồm Fiat, Alfa Romeo, Nissan và Toyota đã bỏ qua Frankfurt vì muốn cắt giảm chi phí.

Ở một diễn biến khác, các nhà sản xuất ô tô Châu Âu phải đầu tư hàng tỷ euro để phát triển ô tô điện và tự trị, buộc họ phải phụ thuộc vào các công ty Trung Quốc cho các công nghệ chính như sản xuất pin lithium ion, một lĩnh vực mà các nhà cung cấp châu Á thống trị.

Các công ty Đức đang ký kết các thỏa thuận lớn với các nhà cung cấp Trung Quốc để giúp họ đáp ứng các quy tắc chống ô nhiễm môi trường nghiêm ngặt của EU, được đưa ra sau vụ bê bối gian lận khí thải năm 2015 của Volkswagen.

Tất cả các nhà sản xuất ô tô phải đối mặt với thách thức hoàn thành mục tiêu giảm khí thải, ông Matth Matthias Zentgraf, chủ tịch khu vực châu Âu tại công ty Contemporary Amperex Technology của Trung Quốc, nói. Zentgraf cho biết ông dự kiến ​​sẽ có thêm nhiều thỏa thuận cung cấp tiếp theo được thực hiện ở châu Âu trong năm nay, sau các thỏa thuận với BMW và Volkswagen.

Daimler mới đây cho biết họ đã chọn công ty Farasis Energy của Trung Quốc để cung cấp pin cho động cơ điện khí hóa xe Mercedes-Benz.

Farasis đang xây dựng một nhà máy trị giá 600 triệu euro (663 triệu USD) ở miền đông nước Đức, gần nơi mà đối thủ CATL của Trung Quốc đang xây dựng một nhà máy pin trị giá 1,8 tỷ euro.

Trong khi đó, hãng SVOLT Energy Technology của Trung Quốc cũng cho họ sẽ bắt đầu sản xuất pin xe điện ở châu Âu tại một nhà máy trị giá 2 tỷ euro mới vào năm 2023.

Các công ty Trung Quốc đang ưu tiên thị trường châu Âu hơn trong bối cảnh chiến trang thương mại Mỹ-Trung. Ảnh: Which Car
Các công ty Trung Quốc đang ưu tiên thị trường châu Âu hơn trong bối cảnh chiến trang thương mại Mỹ-Trung. Ảnh: Which Car

Các công ty Trung Quốc cũng khiến châu Âu phải chú ý hơn kể từ khi Mỹ và Trung Quốc bắt đầu cuộc chiến thương mại toàn cầu. Daniel Kirchert, giám đốc điều hành của hãng sản xuất xe điện Trung Quốc Byton cho biết: “Chúng tôi đặt ưu tiên vào châu Âu”.

Kirchert, một cựu giám đốc điều hành của BMW, cho hay “chúng tôi đang ở giai đoạn bùng nổ làm ăn với xe điện ở châu Âu”.

Byton đã đưa các nguyên mẫu xe biểu diễn trên các chương trình đường bộ ở châu Âu và nhận được sự quan tâm từ 20.000 khách hàng. Trong các điểm nóng xe điện, như Na Uy và Hà Lan, họ đã nhận được phản ứng rất tích cực.

Byton có kế hoạch xuất khẩu xe từ nhà máy ở Nam Kinh, sang châu Âu vào năm 2021. Việc xuất khẩu sang Mỹ sẽ là một thách thức nếu Washington và Bắc Kinh không giải quyết chiến tranh thương mại.

Ông cho biết Byton vẫn hy vọng sẽ ra mắt tại Mỹ vào năm 2021, nhưng câu chuyện thuế quan đang đe dọa mục tiêu bán xe của công ty. Tuy nhiên, Byton vẫn quyết định sẽ thâm nhập thị trường Mỹ, dù có điều gì xảy ra.

Một Công ty Trung Quốc khác là Great Wall Motor cho biết có thể xây dựng các cơ sở sản xuất xe hơi ở EU khi doanh số bán hàng đạt 50.000 chiếc mỗi năm.

Các nhà sản xuất ô tô Đức buộc phải đẩy nhanh kế hoạch điện khí hóa sau khi EU áp đặt mức cắt giảm 37,5% lượng khí thải carbon dioxide từ 2021 đến 2030 bên cạnh việc cắt giảm 40% lượng khí thải từ năm 2007 đến 2021.

Ô tô điện chỉ chiếm 1,5% doanh số ô tô toàn cầu năm ngoái, tương đương 1,26 triệu chiếc trong số 86 triệu ô tô bán ra. Nếu các nhà sản xuất ô tô không đạt được mục tiêu năm 2021, họ có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt 33 tỷ euro.

 

Theo Reuters

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.