Động thái này cũng là động thái mới nhất trong một loạt các thông báo tương tự của các nhà sản xuất ô tô đối thủ, như General Motors và Ford cũng có kế hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất pin hoặc nhà máy lắp ráp xe điện ở Mỹ.
Đối mặt với những hạn chế về nguồn cung đối với pin, các nhà sản xuất ô tô đang ngày càng tìm cách tự chế tạo các bộ phận, theo con đường do Tesla đặt ra, đó là sản xuất pin của riêng mình tại một nhà máy ở Nevada.
Toyota cho biết họ sẽ chi 3,4 tỷ USD đầu tư vào pin ở Mỹ đến năm 2030, bao gồm một nhà máy mới trị giá 1,3 tỷ USD sử dụng 1.750 công nhân. Hãng không cung cấp thêm chi tiết về chiến lược sẽ đầu tư tiền, ngoại trừ việc sẽ bắt đầu với pin cho xe hybrid.
Người phát ngôn của Toyota, Scott Vazin từ chối nêu tên vị trí của nhà máy mới nhưng cho biết công ty có thể sẽ tiết lộ nó vào cuối năm 2021.
Các cơ sở sản xuất hiện tại của nhà sản xuất ô tô này được đặt tại Texas, West Virginia, Missouri, Tennessee, Alabama, Kentucky, Mississippi và Indiana.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh các nhà sản xuất ô tô đang phải vật lộn với tình trạng thiếu chip toàn cầu để cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử trên xe của họ, bao gồm cả máy tính chạy hệ thống truyền động điện.
Gần đây, Toyota chủ yếu tập trung vào việc phát triển hệ thống truyền động thay thế của mình cho các dòng xe hybrid như Prius và xe chạy pin nhiên liệu hydro. Nhưng công ty đã thừa nhận rằng họ phải bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào các phương tiện chạy bằng pin để theo kịp đối thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu trên toàn thế giới.
Toyota có kế hoạch "điện khí hóa" cho các dòng xe của mình, bao gồm xe hybrid và xe điện, chiếm 70% doanh số bán hàng tại Mỹ vào năm 2030, tăng từ 25% hiện nay.