Nguyên nhân là do các hạn chế đi lại quốc tế đang diễn ra ở Canada, các đội đua F1 không thể nhập cảnh vào quốc gia này mà không có kiểm dịch bắt buộc 14 ngày, dẫn đến sự thay đổi gần như bắt buộc.
“Chúng tôi rất biết ơn trước những nỗ lực của nhà tổ chức và các cơ quan chức năng ở Canada, Quebec và Montreal trong vài tuần qua nhằm cố gắng thực hiện chặng đua. Chúng tôi vui mừng thông báo sẽ gia hạn thêm hai năm trong quan hệ đối tác với Canadian Grand Prix. Về vấn đề người hâm mộ đã mua vé, đơn vị tổ chức sẽ làm việc với các bên liên quan để đảm bảo những người có vé từ các cuộc đua năm 2020 & 2021 có được các tùy chọn hoàn lại tiền hoặc chuyển vé của họ sang cuộc đua năm sau”, thông tin từ ban tổ chức F1 2021 cho hay.
Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức trở lại lịch đua F1 2021 sau sự kiện Lewis Hamilton lên ngôi vô địch thế giới lần thứ 7 năm 2020 cách đây chưa lâu.
Stefano Domenicali, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của F1 2021 cho biết: “Mặc dù rất thất vọng vì không thể có mặt ở Canada trong mùa giải này, nhưng chúng tôi cũng rất vui mừng xác nhận rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức một giải Grand Prix vào năm 2021 sau một chặng đua tuyệt vời ở mùa giải trước”.
Trước đó, sau nhiều trắc trở, đầu năm 2021 Ban tổ chức giải đua F1 đã công bố danh sách sơ bộ 23 chặng đua của mùa giải 2021. Mùa giải thay vì bắt đầu tại Australia đã mở màn với chặng đua ở Bahrain. Sau đó, các tay đua sẽ tới với châu Âu và thi đấu phần lớn giai đoạn đầu mùa giải tại đây.
Chặng đua thứ 3 của mùa giải F1 sẽ diễn ra tại Bồ Đào Nha sau khi trường đua Istanbul Park rút lui. Mùa giải năm nay sẽ chứng kiến thêm 1 chặng đua hoàn toàn mới, đó là tại Ả-rập Xê-út với trường đua ở thành phố Jeddah. GP Hà Lan cũng đã trở lại lần đầu tiên kể từ năm 1985 với trường đua có độ khó cao là Zandvoort.
Mùa giải sẽ khép lại với chặng đua ở Abu Dhabi trong tháng 12. Để đảm bảo an toàn, các đội sẽ phải xét nghiệm nghiêm ngặt Covid-19 và đảm bảo không tay đua nào nhiễm virus khi thi đấu. Nếu tay đua hoặc thành viên của đội nào nhiễm Covid-19, sẽ phải bị thay thế bởi người khác.
Tính đến sáng ngày 29/4, thế giới ghi nhận 862.459 trường hợp mắc COVID-19 và 14.485 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 150,1 triệu ca bệnh, trong đó trên 3,16 triệu người không qua khỏi.
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 128.252.241 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 18.774.022 ca và 110.818 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Ấn Độ và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước. Các làn sóng dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới và phát hiện các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2.
Hàng loạt nước đã đẩy nhanh chương trình vaccine và hộ chiếu vaccine. Trong vòng 1 ngày qua, Ấn Độ và Brazil là hai quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất thế giới.
Tại châu Mỹ, Canada đã phải điều động lực lượng vũ trang hỗ trợ chống dịch. Thủ tướng Justin Trudeau cho biết lực lượng vũ trang đang được điều động đến Nova Scotia và Ontario để giúp hai tỉnh này ứng phó với tình trạng gia tăng các ca nhiễm mới. Tương tự, tỉnh Alberta cũng sẽ nhận được sự trợ giúp của quân đội nước này. Đến nay, tổng số ca nhiễm tại Canada đã vượt 1,1 triệu ca, trong đó hơn 24.000 người đã tử vong.