Thị trường xe điện châu Á: bấp bênh!

Nhiều hãng xe đặt cược vào thị trường xe điện châu Á. Tuy nhiên, doanh số bán xe điện tại đây lại trồi sụt liên tục do nhiều nguyên nhân, đặc biệt vừa bị bồi thêm "cú đấm COVID-19".

Mẫu concept SUV điện Funster của Mahindra & Mahindra được trưng bày tại Auto Expo 2020 hồi tháng Hai. Chính phủ Ấn Độ đang kỳ vọng tăng doanh số EV. Ảnh: Nikkei
Mẫu concept SUV điện Funster của Mahindra & Mahindra được trưng bày tại Auto Expo 2020 hồi tháng Hai. Chính phủ Ấn Độ đang kỳ vọng tăng doanh số EV. Ảnh: Nikkei

Makoto Uchida, CEO của Nissan Motor, khẳng định rõ ràng, xe điện sẽ là chiến lược chính của Nissan, hãng xe Nhật đang gặp nhiều khó khăn về tài chính. Tiến vào Trung Quốc sẽ là kế hoạch của Nissan.

Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản được xem là một trong những hãng đi đầu thương mại hóa xe điện với chiếc Nissan Leaf. Và bây giờ, Uchida cho biết tại một cuộc họp báo vào ngày 28/5, Nissan sẽ “tập trung nguồn lực" vào xe điện trong kế hoạch tái cấu trúc công ty đến năm tài khóa 2023, sau khi chịu khoản lỗ ròng hàng năm 671 tỷ Yên (6,2 tỷ USD).

Đến năm 2023, Nissan có kế hoạch ra mắt hơn tám mẫu xe điện mới - trong đó có Ariya, được Uchida ca ngợi là "lá cờ đầu của Nissan" nhờ công nghệ hỗ trợ lái xe tiên tiến. Bên cạnh đó, Nissan cũng giảm 20% số lượng các mẫu xe so với năm 2018. Uchida bày tỏ đặc biệt hy vọng tại Trung Quốc.

"Trung Quốc rất dễ tiếp thu các công nghệ mới, bao gồm những công nghệ kết nối trên xe hơi và xe điện”, CEO Nissan nói.

Nissan không phải là công ty duy nhất đặt cược lớn vào người tiêu dùng châu Á trong chiến lược xe điện. Ngay sau khi Uchida lên tiếng, Volkswagen tuyên bố sẽ đầu tư 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD) mua 50% cổ phần công ty mẹ của Tập đoàn ô tô Anhui Jianghuai thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, hay JAC Motors, và nắm quyền kiểm soát công ty xe điện liên doanh với JAC bằng cách nâng tỷ lệ sở hữu lên 75% từ 50%.

Tesla, hiện là hãng xe năng lượng mới bán chạy nhất tại Trung Quốc, cho biết đã đồng ý với một ngân hàng Trung Quốc để thiết lập hạn mức tín dụng lên tới 4 tỷ nhân dân tệ (tương đương 565 triệu USD) để "tiếp tục mở rộng sản xuất tại nhà máy Gigafactory Thượng Hải”.

Thị phần xe điện trên thế giới năm 2019. Nguồn: International Energy Agency (IEA)

Thị trường xe điện châu Á: bấp bênh! - Ảnh 1

Các khoản đầu tư và kế hoạch này cho thấy tương lai đầy lạc quan về xe điện tại châu Á, tuy nhiên, số liệu ngắn hạn lại thể hiện người tiêu dùng nơi đây vẫn chưa bị xe điện thuyết phục.

Tuần trước, Trung Quốc vừa công bố doanh số đáng thất vọng của các loại xe năng lượng mới, bao gồm xe điện, xe hybrid, xe chạy bằng pin nhiên liệu và plug-in, giảm 23,5% xuống còn 82.000 chiếc trong tháng Năm. Kết quả này của xe điện xảy ra bất chấp tốc độ tăng trưởng hàng năm 14,5% của doanh số bán xe toàn thị trường, lên 2.194 triệu chiếc tại Trung Quốc trong cùng tháng, nhờ các chính sách ưu đãi của chính phủ.

Trong trường hợp của Trung Quốc, thị trường xe điện gặp khó khăn do chính sách “quay lưng” của chính phủ đối với các khoản trợ giá tiêu dùng, khiến niềm tin của người dùng bị lung lay. Nhưng ngay cả các thị trường như Nhật Bản và Ấn Độ, xe điện cũng không có nhiều dấu hiệu tăng trưởng.

Diễn biến này trái ngược với châu Âu, nơi nhu cầu xe điện tăng mạnh, nhờ các quy định về môi trường. Dù vậy, các nhà sản xuất vẫn tiếp tục kỳ vọng rằng châu Á sẽ là thị trường tăng trưởng dài hạn tốt hơn.

Các nhà phân tích nói rằng sự không nhất quán của chính phủ về mặt chính sách và cơ sở hạ tầng đang khiến người tiêu dùng ngần ngại - đồng thời khiến cả chính phủ và các nhà sản xuất có nguy cơ rời xa mục tiêu.

Bên cạnh đó, Calum MacRae, nhà phân tích ô tô tại GlobalData, cho biết rất nhiều người tiêu dùng bối rối trước sự đa dạng của các loại xe điện. "Người tiêu dùng chưa thể thực sự nhận ra đâu là đâu là chiếc xe tốt nhất cho họ”, ông nói.

CEO Elon Musk của Tesla phát biểu tại lễ ra mắt mẫu xe Model Y ở Thượng Hải ngày 7/1. Ảnh: Reuters
CEO Elon Musk của Tesla phát biểu tại lễ ra mắt mẫu xe Model Y ở Thượng Hải ngày 7/1. Ảnh: Reuters

Theo BloombergNEF, doanh số bán xe điện toàn cầu đã tăng vọt lên 2,1 triệu chiếc vào năm 2019, tăng từ 450.000 trong năm 2015. Nhưng thị phần của xe điện vẫn còn nhỏ: Công ty nghiên cứu dự đoán xe điện mới chiếm 2,7% vào năm 2020. Dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy Trung Quốc là thị trường ô tô điện lớn nhất, chiếm 47% doanh số ô tô điện trên toàn thế giới.

Trung Quốc muốn xe điện, pin nhiên liệu và xe hybrid cắm điện chiếm 25% số xe mới được bán vào năm 2025, so với gần 5% vào năm 2019. Được chính phủ ủng hộ, đã có ít nhất 60 startup xe điện Trung Quốc được thành lập kể từ khoảng năm 2015. NIO được Tencent hậu thuẫn, đôi khi được mô tả là Tesla của Trung Quốc, đã niêm yết trên thị trường chứng khoán New York năm 2018 và thu về 1 tỷ USD.

Nhưng năm 2019, chính phủ Trung Quốc lại giảm tới một nửa trợ cấp cho các nhà sản xuất ô tô điện, vì cho rằng các ưu đãi này khiến khả năng cạnh tranh của các công ty suy giảm.

Tăng trưởng xe điện tại Trung Quốc đột nhiên chậm lại, doanh số bán xe năng lượng mới vào năm 2019 lần đầu tiên sụt giảm, thấp hơn 4% so với năm trước xuống còn 1,2 triệu chiếc. BYD năm 2019 còn phải đối mặt với "tình trạng trợ cấp chính phủ bị cắt giảm chưa từng có", lợi nhuận ròng cho tài khóa 2019 giảm 42% xuống còn 1,6 tỷ nhân dân tệ. Trong khi đó, NIO năm 2019 cắt giảm 2.000 việc làm sau khi doanh thu giảm, nhưng vẫn đảm bảo được thêm 7 tỷ nhân dân tệ đầu tư từ một số công ty nhà nước vào tháng Tư.

Để đối phó với sự sụt giảm đột ngột của thị trường, hồi tháng Tư Bắc Kinh đã tuyên bố gia hạn thêm hai năm trợ cấp. Nhưng số liệu tháng 5 cho thấy thị trường xe điện vẫn cần thêm thời gian để thu hút người mua, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.

Trung Quốc chiếm 47% thị phần xe điện thế giới

Thị trường xe điện châu Á: bấp bênh! - Ảnh 2

Trong khi đó, 18 quốc gia ở châu Âu báo cáo mức tăng trưởng doanh số bán xe điện 57% trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 so với năm trước, dù doanh số xe hơi giảm mạnh do đại dịch. Thị phần của tổng doanh số bán xe, tăng nhờ các biện pháp điều tiết, đạt gần 5%.

Liên minh châu Âu đặt ra các quy tắc khí thải cho các nhà sản xuất ô tô. Những mẫu xe bán trong khu vực phải hạn chế lượng khí thải carbon dioxide đến 95 gram mỗi km từ năm 2021, và sẽ phạt hàng tỷ euro nếu không tuân thủ. Quy định này mang lại thành công cho xe điện trong những năm gần đây và EU sẽ thắt chặt quy định hơn nữa từ năm 2030.

Trong khi đó, tại nhiều nơi ở châu Á, động lực để chuyển sang xe điện vẫn còn hạn chế. Những thị trường rộng lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, cũng bất ổn do chính sách của chính phủ không thống nhất.

Tháng 4/2019, chính phủ Ấn Độ ra giai đoạn 2 sáng kiến ​​FAME (Áp dụng và Sản xuất Xe hybrid và Xe điện nhanh hơn). Nhưng những tiêu chuẩn quá cao khiến nhiều nhà sản xuất không đạt những yêu cầu như phải sử dụng pin lithium-ion thay vì pin axit-chì thông thường. Ấn Độ từng đặt mục tiêu bán xe điện 100% vào năm 2030, giờ đã cắt giảm tới 30%.

Thiếu trạm sạc pin cũng là một gánh nặng cho thị trường. Maruti Suzuki, công ty có gần 50% thị phần tại Ấn Độ, tuyên bố vào mùa thu năm 2019 rằng họ sẽ hoãn ra mắt các mẫu xe điện dự kiến ​​trong năm nay. 

Các nhà sản xuất cũng đang tính đến sự tăng trưởng ô tô điện tại Nhật Bản, thị trường ô tô lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc. Hãng Honda sẽ giới thiệu một dây chuyền sản xuất cho phép lắp ráp xe điện và xe chạy bằng pin nhiên liệu cùng lúc để chuẩn bị sản xuất hàng loạt.

Nhưng ô tô điện vẫn còn một chặng đường dài mới chiếm vị trí quan trọng ở Nhật. Theo IEA, ô tô điện, bao gồm cả xe hybrid cắm điện, chỉ chiếm 0,9% tổng doanh số bán xe tại Nhật Bản vào năm 2019, sau 4,9% của Trung Quốc và 2,1% của Mỹ.

Trong khi đó, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, các hãng xe gặp khó, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, ngần ngại bỏ số tiền lớn mua những mẫu xe giá cao như xe điện. Nhiều nhà sản xuất ô tô có thể tiếp tục trì hoãn ra mắt các mẫu EV mới sau COVID-19.

BYD, hãng xe điện Trung Quốc, gặp nhiều khó khăn do thay đổi chính sách ưu đãi của chính phủ. Ảnh: AP
BYD, hãng xe điện Trung Quốc, gặp nhiều khó khăn do thay đổi chính sách ưu đãi của chính phủ. Ảnh: AP

Theo Nikkei

Tin mới

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng ...
Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.