Với mỗi khách hàng đặt một khoản tiền đặt cọc, Tesla đã bỏ túi 187,5 triệu đô la chỉ từ tiền đặt cọc. Đến gần đây nhất, nếu tất cả 1.256.487 đơn đặt hàng được lấp đầy, nó sẽ mang lại cho Tesla doanh thu lên đến 79,78 tỷ USD.
Công cụ theo dõi đơn hàng do người hâm mộ tạo ra tuyên bố 17.000 đơn đặt hàng đã được đặt cho Tesla Cybertruck chỉ trong tuần qua và 250.000 người đã tiếp tục đặt cọc kể từ tháng 5 năm 2021.
Ngày bán của Tesla Cybertruck tại Mỹ đã bị lùi lại một vài lần và hiện được cho là sẽ tiếp tục bị lùi lại do hạn chế về số lượng pin mà Tesla cần cho mỗi chiếc xe.
Với nhiều động thái nhưng Tesla cho biết Cybertruck sẽ đi vào sản xuất vào cuối năm nay hoặc một thời gian nào đó vào năm 2022.
Từ khi Tesla Cybertruck ra mắt, thương hiệu Mỹ khẳng định trong giai đoạn đầu tiên họ cứ 2 phút lại nhận một đơn đặt cọc (100 USD) cho chiếc bán tải thuần điện. Tới tháng 2/2020, số lượng đơn hàng dạng trên đã lên tới 535.000 theo xác nhận của chính hãng xe Mỹ.
Bên cạnh đó, trên thị trường chuẩn bị có hàng loạt các dòng bán tải điện sắp đi vào sản xuất như Ford F-150 Lightning, GMC Hummer EV hay Chevrolet Silverado EV, người mua Tesla Cybertruck lại càng có nhiều lựa chọn hơn nữa trong bối cảnh tương lai chiếc bán tải mang thiết kế siêu dị này vẫn chưa rõ ràng.
Thực tế dù muốn hay không Tesla cũng sẽ phải thay đổi thiết kế và cấu trúc Cybertruck do những yếu tố này không đạt chuẩn an toàn (quá nhiều góc sắc tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm cho người đi đường khi xe gặp tai nạn, cấu trúc xe quá cứng).
Ngoài ra, tỉ lệ chuyển đổi từ đơn đặt cọc dạng tới doanh số hoàn chỉnh chính thức của Tesla được dự đoán không cao, thậm chí hứa hẹn vô cùng thấp khi không ít người mua đặt cọc cho hàng chục, thậm chí hàng trăm xe một lúc để “đặt gạch giữ chỗ" và bán lại hoặc hủy khi cần thiết.