Trước khi xe điện trở nên phổ biến, các hãng xe sẽ rất khó khăn trong việc thu hút người tiêu dùng mua xe điện. Có thể là do mọi người quá yêu thích những chiếc xe chạy bằng động cơ đốt trong (IEC). Hoặc có thể, xe điện chưa chứng minh được điều gì về khả năng của chúng. Và cũng có thể, đó cũng là do khách hàng cảm thấy khó khăn khi tìm kiếm chỗ sạc cho xe điện.
Xe điện có thể tiện dụng hơn xe ICE đơn giản vì chúng có thể được sạc lại ở nhà qua đêm hoặc tại chỗ đậu xe, trong khi chủ sở hữu vẫn đang ở văn phòng làm việc. Tuy nhiên, sự tiện lợi đó có thể chưa đủ để người tiêu dùng xóa bỏ định kiến với xe điện, đặc biệt là họ còn lo lắng đến khả năng lái xe của xe điện sau khi sạc đầy.
Vì vậy, Tesla đã có giải pháp - xây dựng một mạng lưới bộ sạc xe điện trên những con đường và tuyến đường mà khách hàng của họ có thể lái xe. Kết quả là Tesla bắt đầu có nhiều khách hàng hơn và bán được nhiều xe điện hơn, sau khi nhiều bộ sạc được lắp đặt ở những nơi lái xe cần. Hệ thống sạc xe điện đã trở thành một trong những điểm mạnh trong marketing của Tesla.
Tuy nhiên, mạng lưới sạc xe điện của Tesla chỉ dành riêng cho xe điện của hãng. Mạng lưới này mang lại cho nhà sản xuất EV những lợi thế nhất định so với các đối thủ cạnh tranh. Nhưng mới đây, Elon Musk, người có tiếng nói ảnh hưởng trên mạng xã hội, am hiểu về mạng xã hội, đã thông báo rằng công ty sẽ mở mạng lưới sạc cho các xe điện khác. Vì sao Tesla lại làm vậy?
Tesla “phất” nhanh chóng nhờ lợi thế mạng lưới sạc xe điện
Tesla đã giới thiệu mạng lưới Supercharger của mình vào tháng 9/2012, ban đầu là sáu trạm. Mỗi trạm đều có nhiều bộ sạc siêu tốc cho phép mọi chiếc xe Tesla có thể nạp năng lượng và lên đường nhanh nhất có thể. Giờ đây, Tesla đã có hơn 25.000 Supercharger ở từ 2.500 đến 3.000 trạm trên khắp thế giới. Điều này có nghĩa là trong mỗi trạm, từ 9 đến 10 xe điện Tesla có thể sạc lại cùng một lúc.
Để đảm bảo việc sạc pin thuận tiện và dễ tiếp cận đồng thời cho phép xe điện di chuyển quãng đường dài, Tesla đã đặt các trạm supercharger gần các khách sạn, nhà hàng cũng như trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, người lái xe Tesla có thể dễ dàng xác định vị trí các trạm supercharger gần nhất thông qua GPS trên màn hình cảm ứng điều hướng.
Khi Tesla lần đầu tiên ra mắt mạng supercharger của mình, ý tưởng của hãng là không để người lái Model S bị cản trở bởi bất kỳ vấn đề gì liên quan đến việc sạc xe điện của họ. Tesla đã học được rất nhiều bài học từ các nhà sản xuất ô tô khác, những hãng cố dựa vào công ty bên thứ ba để đáp ứng nhu cầu sạc cho xe điện của họ. Và như vậy, Tesla nhanh chóng bán được nhiều sản phẩm nhờ mạng lưới sạc xe điện supercharger.
Tesla sẽ kiếm được nhiều tiền hơn khi chia sẻ trạm sạc
Trước đây, Tesla không mở cửa các trạm sạc để những xe ô tô điện của các hãng khác có thể chia sẻ. Điều này khá dễ hiểu, vì mở hệ thống supercharger độc quyền cho các xe điện khác sẽ ảnh hưởng đến tính khả dụng của các dịch vụ sạc điện cho chính khách hàng của Tesla. Về cơ bản, đây là lý do tại sao nhà sản xuất ô tô cấm xe điện Tesla EV sử dụng vào các mục đích thương mại như taxi và đi chung xe.
Tuy vậy, có vẻ Tesla đang muốn chia sẻ hệ thống supercharger của mình với các xe điện khác trong năm nay, như Musk đã thông báo trên Twitter. Điều này có nghĩa là xe điện của các nhà sản xuất khác sẽ có thể sử dụng các trạm supercharger. Nhưng vì Tesla vẫn đang mở rộng mạng lưới sạc, nên khách hàng của Tesla vẫn được đáp ứng nhu cầu đầy đủ mà không phải xếp hàng quá lâu.
Điều quan trọng nữa là việc mở cửa hệ thống supercharger cho các xe điện khác sẽ là một động lực tài chính lớn cho Tesla. Số lượng xe điện đang tăng đều đặn trên thị trường và một số nhà sản xuất ô tô đã cam kết sẽ chỉ bán các mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện bắt đầu từ vài thập kỷ tới. Bằng cách cho phép các xe điện khác sử dụng mạng supercharger của mình, Tesla có thể tận dụng cơ hội thu nhập khổng lồ này. Tất nhiên, họ cần xác định chi tiết như mức phí và quy trình thanh toán.
Hơn nữa, nhu cầu gia tăng đối với các bộ sạc supercharger có thể khiến Tesla phải mở thêm trạm sạc ở những nơi cần thiết. Nếu các trạm supercharger này sử dụng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, Tesla có thể tiếp cận các khoản trợ cấp, tín dụng thuế và thậm chí cả tín dụng xanh. Tesla có thể kiếm được nhiều doanh thu hơn từ các khoản tín dụng này. Trên thực tế, trong nửa đầu năm 2021, doanh thu 872 triệu USD của Tesla là đến từ việc bán các khoản tín dụng theo quy định.
Lỗi phần mềm "vô tình" tiết lộ khả năng chia sẻ trạm sạc của Tesla
Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, Tesla không thể chia sẻ supercharger cho các xe điện khác. Hầu hết EV đều sử dụng cùng một tiêu chuẩn và đầu nối, ngoài ra có thể sử dụng bộ điều hợp nếu cần. Tuy nhiên, Tesla đã có thể ngăn chặn những chiếc EV khác sử dụng mạng lưới sạc supercharger của họ bằng một cái gọi là “bắt tay phần mềm”.
Sử dụng tài khoản của họ, chủ sở hữu Tesla chỉ cần cắm và sạc. Nghĩa là, xe điện Tesla cần có phần mềm của Supercharger trước khi bắt đầu sạc. Nhưng vào tháng 9/2020, một số xe điện (không phải của Tesla) ở châu Âu đã có thể sạc - miễn phí - tại các trạm sạc V3 Supercharger mới ở châu Âu nhờ một lỗi. Lỗi này có thể đã khiến mạng lưới sạc supercharger bỏ qua yêu cầu phần mềm. Tuy nhiên, trục trặc này cho thấy Tesla thực sự có thể chia sẻ mạng lưới sạc của mình với các xe điện khác.
Hơn nữa, với việc các công ty phát triển trạm sạc EV khác - như Electrify America, Volta, ChargePoint và eVgo - mọc lên không chỉ ở Mỹ mà còn ở các nơi khác trên thế giới, Tesla đang nhanh chóng đánh mất lợi thế to lớn của mình. Nhưng bằng cách mở mạng lưới, Tesla có thể kiếm tiền từ những chiếc xe điện mà hãng không chế tạo.