Đầu tiên là việc nhiều sản xuất đã tích hợp camera hoặc các cảm biến khác vào kính chắn gió. Aaron Schulenburg, CEO của Hiệp hội các chuyên gia sửa chữa do va chạm cho biết: “Chúng đang trở nên thực sự phổ biến trên nhiều loại phương tiện. Những gì đã từng đơn giản giờ đây đòi hỏi công việc chẩn đoán và hiệu chuẩn phức tạp hơn rất nhiều”.
Trong một số trường hợp, các nhà sản xuất ô tô khuyên không nên sử dụng lại kính chắn gió bất cứ khi nào nó được tháo ra. Điều này đang bắt đầu liên quan đến nhiều bộ phận khác của xe ô tô.
Đơn cử như việc Ford gần đây đã khuyến cáo, những tấm ốp cản trên những chiếc xe của hãng có hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến nên được thay thế bất cứ lúc nào chúng cần hơn là sơn lại.
Kính chắn gió của ô tô hiện đại cũng có thể có vùng hiển thị đặc biệt cho màn hình head-up và công nghệ liên quan đến cần gạt nước tự động hoặc chống chói.
Khi ô tô trở nên phức tạp hơn, các cửa hiệu sửa chữa thường chuyển sang các bộ phận hậu mãi cho khách chất lượng tốt để giảm chi phí, nhưng Ford, Honda và Liên minh Fiat Chrysler Automobiles (FCA) đều khuyên không nên sử dụng kính chắn gió hậu mãi.
BMW còn đi xa hơn khi yêu cầu sử dụng các vít tương thích điện từ đặc biệt khi sửa chữa để không ảnh hưởng đến các giải pháp hỗ trợ lái xe tiên tiến ADAS.
Schulenburg nói: “Rất nhiều công nghệ này được thúc đẩy bởi… ngành bảo hiểm, nhằm giảm tần suất tai nạn. Thật không may, nó cũng có thể là một thách thức bởi vì các công ty bảo hiểm đang đứng sau trong việc hiểu và bảo lãnh các quy trình sửa chữa. Việc thay kính chắn gió trị giá 500 USD ngày hôm qua có thể lên tới hàng nghìn USD hiện tại”.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh công nghệ không phải không có giá trị của nó. Một phân tích gần đây của Reuters về việc áp dụng các hình thức công nghệ ADAS khác nhau cho thấy nó có thể giảm tỷ lệ tai nạn đến mức nào và kết quả có thể lan truyền rộng rãi qua các sản phẩm cũng như các mô hình xe hơi.