Tất nhiên, ngày nay chúng ta đã hiểu rõ vì sao ô tô có thể “chạy” rồi. Song để có những chiếc ô tô, hay supercar, hypercar như ngày nay, các nhà sản xuất đã trải qua nhiều sáng tạo và thử nghiệm. Nhưng, không phải tất cả đều thành công.
Sau đây là một số sáng kiến thoạt nghe rất tuyệt vời, nhưng cuối cùng đã thất bại hoặc không thành hiện thực.
Hệ thống thay thế túi khí của Audi
Các công ty đặt túi khí vào xe của họ, giúp tài xế không bị đập đầu vào vô lăng khi va chạm. Nhưng Audi phải khác. Năm 1986, Audi tiết lộ Procon-ten, vô lăng sẽ tự động tránh đầu, mặt tài xế.
Cụ thể, hệ thống sử dụng các dây cáp kết nối động cơ với trục lái và các điểm gắn dây an toàn. Khi xảy ra vụ va chạm, các dây cáp bị siết chặt sẽ kéo vô lăng về phía trước và thắt chặt dây an toàn. Hệ thống có vẻ rất tốt nhưng không “gặp thời” vì chi phí, trọng lượng và đặc biệt túi khí đã trở thành thiết bị bắt buộc trong ô tô. Vì vậy, khi các mẫu xe mới được công bố vào năm 1994, Procon-ten đã biến mất.
Dây an toàn tự động
Thắt dây an toàn có tác dụng giảm nguy hiểm khi xảy ra va chạm, nhiều trường hợp cứu sống tài xế và hành khách. Nhưng tác dụng tuyệt vời đó chỉ có khi mọi người chịu thắt dây an toàn. Trong những năm 1980, rất nhiều người đã không tự giác, vì vậy các nhà sản xuất ô tô đã giới thiệu một phiên bản dây an toàn tự động.
Theo đó, dây an toàn được gắn trên một con chuột máy nhỏ, nó chạy trên đường ray trên cửa sổ trước. Hành khách sẽ trượt dưới con chuột khi vào xe, lúc đó con chuột đã di chuyển về cột B, từ đó kéo dây an toàn ngang ngực. Lái xe sau đó chỉ cần ấn chốt dây an toàn. Có điều, hầu hết mọi người không thích sáng tạo này, và không phải ai cũng ấn chốt, khiến mọi thứ trở nên vô nghĩa. Sáng tạo này chỉ tồn tại vài năm.
Cảm biến nhịp tim của Volvo
Bọn tội phạm luôn tìm ra cách làm điều sai trái, và một trong số đó là trốn vào ghế sau của xe và tấn công tài xế khi họ vào. Vì thế, Volvo đã cố gắng giải quyết vấn đề này bằng PCC (Personal Car Communicator), vào năm 2006.
Hệ thống bao gồm một cảm biến phát hiện nhịp đập của con tim, và khi tài xế đến gần xe, chìa khóa xe sẽ phát ra tiếng bíp cảnh báo có ai đó bên trong xe. Nó cũng cảnh báo nếu có ai đó khóa xe nhưng để quên trẻ em hoặc thú cưng bên trong. PCC được trang bị cho ô tô trong một vài năm, song chưa bao giờ thực sự hấp dẫn người dùng.
Tuy vậy, PCC đã khởi đầu cho hệ thống an toàn trên xe, và cảm biến nhịp tim là thiết bị an toàn đầu tiên của ô tô.
Đèn phanh nhấp nháy
Đèn nhấp nháy khiến các tài xế dễ để ý hơn. Vì thế, một số nhà sản xuất ô tô châu Âu đã sáng tạo ra đèn phanh hấp nháy. Nhưng loại đèn nàykhông được bán ở Canada hoặc Mỹ vì có quy định cấm dùng đèn phanh nhấp nháy, hoặc loại đèn sáng hơn nếu tài xế đạp mạnh lên bàn đạp phanh.
Năm 2006, Mercedes-Benz đã được phép thử nghiệm đèn nhấp nháy trên đường Mỹ trong hai năm. Tuy nhiên, Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã nghiên cứu đèn và công bố kết quả vào năm 2009. NHTSA phát hiện ra khoảng thời gian phản ứng của tài xế không thay đổi đáng kể giữa các loài đèn bình thường, đèn nhấp nháy hoặc đèn nhấp nháy sáng hơn. Các tài xế cũng có xu hướng nhấn phanh khi đèn ở làn đường liền kề lóe lên và họ bị bối rối khi những chiếc xe có đèn nhấp nháy rẽ trước mặt họ.
Thông báo bằng giọng nói điện tử
Chuông cảnh báo có vẻ là chuyện của những năm 1980, vì vậy Chrysler và Nissan đã quyết định phương tiện của họ sẽ “nói chuyện”. Nếu tài xế để đèn sáng, quên chìa khóa, hoặc không thắt dây an toàn, họ sẽ nhận được lời nhắc nhở.
Hệ thống Chrysler xuất hiện vào năm 1983. Một giọng nói chuyên nghiệp đã ghi lại 11 cảnh báo, được số hóa và phát ra từ chiếc máy tính nhỏ gắn trong xe. Tuy nhiên, một số khách hàng phàn nàn (tôi sở hữu xe và giọng nói đó gây phiền nhiễu), Chrysler đã phải bổ sung thêm một công tắc để tắt nó.
Trong khi đó, hệ thống Nissan được giới thiệu trước vài năm, thậm chí còn “ngầu” hơn. Được gọi là Hệ thống cảnh báo bằng giọng nói, ban đầu nó sử dụng một máy ghi âm thu nhỏ, sau đó mới chuyển sang chip máy tính. Bản ghi có sáu lời nhắc nhở. Khi các cảm biến phát hiện ra lỗi của lái xe, lời nhắc nhở tương ứng sẽ được phát ra.
Cửa BMW Z1
Có cửa xe ô tô mở ra bằng cách nâng lên, có cửa trượt về phía sau, có cửa cứ thế kéo ra là mở, nhưng BMW lại có mẫu xe cửa mở bằng cách kéo … xuống đất.
Đó là Z1, được sản xuất từ năm 1988 đến năm 1991. Z1 là một dự án nghiên cứu về các vật liệu thay thế - các tấm thân xe Z1 làm bằng nhựa. Chiếc xe rất hấp dẫn nên đã được chuyển từ “dự án nghiên cứu” thành “mặt hàng sản xuất”. Z1 có bệ cửa rất cao và một hệ thống động cơ-dây đai có thể kéo cánh cửa xuống, ngay cả khi xe đang di chuyển.
Tuy nhiên, giá xe cao và hiệu suất kém đã khiến Z1 bị khai tử khi chiếc xe thứ 8.000 xuất xưởng. Kiểu dáng kéo xuống của cửa Z1 không phải là nguyên nhân khiến xe sớm lụi tàn, nhưng từ sau đó, không có mẫu xe BMW hay nhà sản xuất ô tô nào sao chép chúng.
Xe chạy bằng … năng lượng hạt nhân
Vào những năm 1950, Ford đã mơ về một mẫu xe chạy bằng năng lượng hạt nhân Nucleon. Ford không giải thích làm thế nào tạo ra một lò phản ứng hạt nhân thu nhỏ, hoặc làm thế nào những người ngồi trong xe được bảo vệ an toàn. Nhưng hãng ước tính chiếc xe sẽ chạy một quãng đường khoảng 8.000km và sẽ dừng lại ở một trạm dịch hiện đại để tiếp nhiên liệu.
Cuối cùng thì, mẫu xe nguyên tử của Ford đã thất bại toàn tập. Không biết đây là rủi ro hay may mắn nữa.