Nhìn lại thập niên 2010 đầy biến động của công nghiệp ôtô toàn cầu

Phương Vy

2010 là một thập niên chứng kiến nhiều biến động của thế giới và ngành công nghiệp ôtô không phải là một ngoại lệ.

Từ cuộc hồi sinh của Chrysler và General Motors (GM) sau khi thoát khỏi bờ vực sụp đổ trong khủng hoảng tài chính, cho tới sự nổi lên của xe điện và các ứng dụng chia sẻ xe, hay vụ gian lận khí thải của Volkswagen, quãng thời gian 10 năm qua đã khắc vào ngành ôtô của thế giới những dấu ấn không thể quên.

Dưới đây là những câu chuyện lớn trong ngành công nghiệp ôtô toàn cầu thập niên 2010 mà trang Business Insider điểm lại:

CEO Carlos Ghosn của Nissan giới thiệu chiếc Leaf thế hệ đầu tiên vào nmă 2010 - Ảnh: AP.
CEO Carlos Ghosn của Nissan giới thiệu chiếc Leaf thế hệ đầu tiên vào nmă 2010 - Ảnh: AP.

Một bình minh mới cho xe chạy điện xuất hiện vào năm 2010. Thực ra, GM đã trình làng mẫu xe chạy điện “chết yểu” EV1 vào thập niên 1990. Nhưng trong những năm 2010, hàng loạt xe điện mới ra mắt trên thế giới, điển hình là Nissan Leaf hay Tesla Model 3. Trong suốt 10 năm, các công ty khởi nghiệp (startup) chuyên về xe điện đã trải qua không biết bao thăng trầm, trong khi đối với các hãng xe truyền thống, xe chạy điện là một “canh bạc” lớn.

Ảnh: Reuters.
Ảnh: Reuters.

Giá xăng ở Mỹ tăng vọt sau khủng hoảng tài chính, vượt ngưỡng 4 USD/gallon ở nhiều bang, thậm chí lên gần 5 USD/gallon. Giá xăng tăng cao khuyến khích các hãng xe sản xuất các mẫu xe nhỏ hơn. Nhưng về cuối thập kỷ, giá dầu sụt giảm, mở đường cho sự trỗi dậy của các mẫu xe SUV và bán tải cỡ lớn.

Doanh số xe hơi và xe tải nhẹ tại Mỹ qua các năm. Đơn vị: Triệu xe - Nguồn: BI.
Doanh số xe hơi và xe tải nhẹ tại Mỹ qua các năm. Đơn vị: Triệu xe - Nguồn: BI.

Sự phục hồi của ngành công nghiệp ôtô Mỹ bắt đầu vào đầu những năm 2010. Sau khi sụt giảm về mức đáy 10 triệu xe/năm vào 2009, doanh số ôtô ở Mỹ bắt đầu hồi phục và đến năm 2015, doanh số xe tại nước này đạt kỷ lục trên 17 triệu xe.

Ảnh: Reuters.
Ảnh: Reuters.

GM hoàn tất quy trình tái cơ cấu và rút khỏi chương trình cứu trợ của Chính phủ Mỹ vào năm 2010 bằng vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) huy động 20 tỷ USD. Nhưng trong thập niên vừa qua, hãng xe lớn nhất của Mỹ và có lịch sử cả thế kỷ này đã thu hẹp nhiều, trong đó “khai tử” một số thương hiệu xe đình đám một thời như Saturn và Hummer.

CEO Elon Musk của Tesla - Ảnh: Reuters.
CEO Elon Musk của Tesla - Ảnh: Reuters.

Thập niên 2010 chứng kiến sự “cất cánh” của Tesla. Hãng này trình làng thiết kế xe điện đầu tay, chiêc Model S, vào năm 2012. Một năm sau đó, Model S được trang Motor Trend bình chọn là Chiếc xe của năm 2013. Từ đó, giá cổ phiếu Tesla lên như diều gặp gió và trong quá trình tăng đó cũng có nhiều cú giảm sâu chóng mặt.

Ảnh: Reuters.
Ảnh: Reuters.

Vụ triệu hồi túi khí quy mô khổng lồ của Takaka bắt đầu vào năm 2013. Túi khí của hãng này được trang bị cho hơn 3 triệu ôtô trên toàn cầu, nhưng có thể bị lỗi khiến mảnh vỡ bị văng vào người ngồi trong xe khi có đâm va. Vụ triệu hồi này đã đẩy Takaka vào cảnh phá sản.

CEO Mary Barra của GM - Ảnh: Reuters.
CEO Mary Barra của GM - Ảnh: Reuters.

Năm 2014, GM bổ nhiệm bà Mary Barra vào cương vị Tổng giám đốc (CEO), đánh dấu lần đầu tiên một “bóng hồng” nắm vai trò người chèo lái một hãng xe lớn của thế giới. Ngay sau khi nhậm chức, bà Barra đối mặt với thách thức đầu tiên là vụ triệu hồi xe GM do lỗi ổ khóa hệ thống điện được cho là liên quan đến nhiều vụ tai nạn chết người. Vụ triệu hồi này tiêu tốn của GM hơn 5 tỷ USD.

Cựu CEO Alan Mullaly của Ford - Ảnh: AP.
Cựu CEO Alan Mullaly của Ford - Ảnh: AP.

Cũng trong năm 2014, ông Alan Mulally rời cương vị CEO của Ford sau khi có công đưa hãng này vượt qua khủng hoảng tài chính một cách an toàn mà không cần nhờ đến sự giải cứu của Chính phủ Mỹ như hai đối thủ còn lại trong “tam đại gia” công nghiệp ôtô Mỹ là GM và Chrysler.

Cựu CEO Sergio Marchionne của Fiat và cựu Chủ tịch Luca di Montezemelo của Ferrari - Ảnh: Getty.
Cựu CEO Sergio Marchionne của Fiat và cựu Chủ tịch Luca di Montezemelo của Ferrari - Ảnh: Getty.

CEO Sergio Marchionne của Fiat, một người có tầm nhìn xa trông rộng, sa thải Chủ tịch lâu năm của thương hiệu Ferrari, ông Luca di Montezemelo (Ferrari là một công ty con của Fiat) vào năm 2014. Động thái này mở đường cho Ferrari tăng doanh số ấn tượng và nhảy vào những thị trường mới như Trung Quốc. Đến cuối 2010, Ferrari thậm chí còn trình làng một chiếc SUV - điều mà trước đó không ai nghĩ hãng này sẽ làm hay có thể làm.

Ảnh: AP.
Ảnh: AP.

Fiat Chrysler và Ferrari tiến hành IPO. Cổ phiếu của các hãng này niêm yết trên sàn NYSE ở New York từ năm 2014 và 2015. Cuối thập kỷ, vốn hóa của Ferrari đã đạt 32 tỷ USD.

Cựu CEO Martin Winterkorn của Volkswagen Group - Ảnh: Reuters.
Cựu CEO Martin Winterkorn của Volkswagen Group - Ảnh: Reuters.

Vụ bê bối gian lận khí thải xe chạy diesel, thường gọi là Dieselgate, vỡ lở ở Volkswagen. “Gã khổng lồ” ôtô Đức bị phát hiện lắp đặt phần mềm “nói dối” vào động cơ xe chạy diesel do hãng sản xuất để những chiếc xe này cho kết quả hoàn hảo trong những cuộc kiểm tra khí thải. CEO Martin Winterkorn của Volkswagen đã mất chức vì bê bối này và các lãnh đạo khác của hãng bị điều tra.

Nhìn lại thập niên 2010 đầy biến động của công nghiệp ôtô toàn cầu - Ảnh 1

Tesla trình làng chiếc SUV Model X vào năm 2015. Về sau, CEO Elon Musk của hãng có nói rằng Model X là một mẫu xe quá phức tạp đến nỗi hãng lẽ ra không nên sản xuất.

Ảnh: GM Cruise.
Ảnh: GM Cruise.

GM chi 1 tỷ USD để mua lại Cruise Automation, một startup về xe không người lái ở San Francisco vào năm 2016. Đây là một quyết định đúng đắn, bởi đến cuối thập kỷ, mức định giá của Cruise đạt khoảng 20 tỷ USD.

Ảnh: BI.
Ảnh: BI.

Tesla gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất Model 3. Nỗ lực của hãng nhằm tạo ra một chiếc sedan chạy điện cho thị trường đại chúng đối mặt rắc rối ngay từ đầu. Phần lớn thời gian của năm 2017 Tesla loay hoay với việc làm thế nào để sản xuất được Model 3.

Ảnh: Getty.
Ảnh: Getty.

Nhà sáng lập Travis Kalanick của ứng dụng gọi xe Uber, bị cách chức CEO vào năm 2017 sau một thời gian dài bị chỉ trích về đường lối lãnh đạo và những vụ bê bối trong công ty. Phong cách lãnh đạo kiểu “chỉ cần đạt mục đích, bất chấp hậu quả” của ông Kalanick cuối cùng đã khiến Hội đồng Quản trị và các nhà đầu tư của Uber hết chịu nổi.

Ảnh: Gety
Ảnh: Gety

Xe sedan gần như “hết thời”. Vào năm 2017, “tam đại gia” công nghiệp ôtô Mỹ đi theo xu hướng phát triển mạnh xe SUV và bán tải, cắt giảm các mẫu sedan. Trong đó, Fiat Chrysler là hãng đi đầu, Ford đi theo, và GM dù lưỡng lự cũng bắt đầu giảm sản lượng sedan.

Ảnh: Getty.
Ảnh: Getty.

Năm 2018, nhà sáng lập kiêm CEO của Tesla, ông Elon Musk, tung lên mạng xã hội Twitter một dòng trạng thái (tweet) nói rằng đã tìm được nguồn vốn để mua lại toàn bộ cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán, theo đó đưa Tesla rút niêm yết và trở lại thành một công ty tư nhân. Nhưng cuối cùng, ông Musk không làm được như những gì ông đã nói và bị nhà chức trách Mỹ buộc phải rời ghế Chủ tịch Tesla, chưa kể nộp phạt nhiều triệu USD.

Ông ererrgio Machionne đã quá cố - Ảnh: Getty.
Ông ererrgio Machionne đã quá cố - Ảnh: Getty.

Năm 2018, CEO Sergio Marchionne của Fiat Chrysler và Ferrari đột ngột qua đời sau một ca phẫu thuật. Cái chết của ông Marchionne khép lại một trong những sự nghiệp ấn tượng nhất trong lịch sử công nghiệp ôtô thế giới. Ông là người đã tiếp quản một Chrysler trong tình trạng phá sản, sáp nhập hãng này với Fiat, và đưa công ty mới phát triển mạnh mẽ với những mẫu xe Jeep và bán tải.

Ảnh: Reuters.
Ảnh: Reuters.

“Kiến trúc sư” của liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi, ông Carlos Ghosn, là một “ngôi sao” trong ngành công nghiệp ôtô Nhật Bản. Tuy nhiên, vào cuối 2018, ông Ghosn bị bắt ở Nhật vì cáo buộc gian lận tài chính. Sau 108 ngày bị tạm giam và quản thúc tại gia, ông Ghosn cuối cùng đã tẩu thoát sang Lebanon trong những ngày cuối cùng của năm 2019.

Ảnh: Getty.
Ảnh: Getty.

Uber tiến hành vụ IPO được mong chờ trong năm 2019, nhưng giá cổ phiếu công ty này đã trượt dài sau khi lên sàn. Từng được định giá trên 100 tỷ USD, Uber được định giá ở mức hơn 82 tỷ USD, và đến nay vốn hóa của công ty chỉ còn hơn 53 tỷ USD.

Đối thủ của Uber là Lyft cũng gây thất vọng sau khi lên sàn, vì giới đầu tư vẫn lo ngại về khả năng sinh lợi từ mô hình kinh doanh của 2 công ty này.

Ảnh: AP.
Ảnh: AP.

Cuối 2019, GM đối mặt với cuộc đình công dài nhất kể từ thập niên 1970 đối với một hãng xe lớn của Mỹ. Công nhân thuộc Nghiệp đoàn Công nhân ôtô Mỹ (UAW) tại các nhà máy của GM đã đình công trong suốt hơn 50 ngày.

Ảnh: Getty.
Ảnh: Getty.

Tesla trình làng mẫu xe bán tải lập dị Cybertruck vào cuối năm 2019. Tuy CEO Elon Musk “muối mặt” khi xe bị vỡ kính trong màn thử thách trên sân khấu ra mắt, Cybertruck đã nhận được hàng trăm nghìn đơn đặt hàng chỉ sau một thời gian ngắn.

Ảnh: Porsche.
Ảnh: Porsche.

Làn sóng xe điện dâng cao trong năm 2019 khi các hãng xe truyền thống đồng loạt tung ra các mẫu xe chạy điện, trong đó phải kể tới chiếc Taycan của Porsche. Siêu xe điện này có giá lên tới gần 200.000 USD.

Ảnh: Ford.
Ảnh: Ford.

Ford điện hóa Mustang, chiếc xe đã 50 năm tuổi của hãng, vào năm 2019. Bản đầu tiên của Mustang chạy điện nhanh chóng “cháy hàng”.

Diễn biến giá cổ phiếu Tesla năm 2019.
Diễn biến giá cổ phiếu Tesla năm 2019.

Giá cổ phiếu Tesla liên tục lập kỷ lục vào cuối năm 2019, đưa vốn hóa của Tesla lên gần móc 80 tỷ USD, cao gấp đôi vốn hóa của Ford, gấp rưỡi vốn hóa của GM. Tesla bước vào thập niên 2010 với tư cách là hãng ôtô có vốn hóa thấp nhất của Mỹ, nhưng kết thúc thập niên với mức vốn hóa “khủng” nhất.

Theo Business Insider

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.