Tuy nhiên, từ thế hệ Corolla đầu tiên năm 1966 đến thế hệ Corolla 2020, mẫu xe đã trải qua nhiều thay đổi mạnh mẽ. Dưới đây là những cột mốc quan trọng của các thế hệ Toyota Corolla, cho đến chiếc Corolla 2020 thế hệ thứ 12 mới nhất.
1966-1970: Corolla thế hệ thứ nhất
Toyota đã cho ra đời chiếc Corolla đầu tiên (E10) vào tháng 11/1966 tại nhà máy ở thành phố Tokyo. Mẫu xe đầu tiên được trang bị động cơ 1.1 lít cho công suất 60 mã lực, hộp số sàn 4 cấp và hệ dẫn động cầu sau (RWD). Ban đầu, Corolla là một chiếc sedan hai cửa. Đến năm 1970, Corolla bắt đầu phiên bản sedan 4 cửa, và phiên bản van 2 cửa, sử dụng động cơ 3K 1.2 lít.
Corolla nhanh chóng trở thành chiếc xe bán chạy nhất tại Nhật Bản nhờ thiết kế mới mẻ, lấy cảm hứng từ châu Âu. Corolla nổi bật có một số thiết bị và tính năng độc đáo, bao gồm kính tự động cong, đèn lùi xe, gương chiếu hậu có thể tháo rời và lỗ thông hơi bên khí động học. Những tiện ích đáng chú ý khác bao gồm hộp điều khiển trung tâm, máy nghe radio, máy sưởi và ghế ngồi cố định có tựa lưng.
1970-1974: Corolla thế hệ thứ hai
Đến năm 1970, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản nhanh chóng nâng cấp, thay đổi nhiều điểm. Corolla E20 thiết kế lại hoàn toàn với phần thân tròn trịa, trở thành mẫu xe gia đình tốt nhất. Corolla thế hệ thứ hai là những chiếc xe đầu tiên được trang bị dàn âm thanh AM / FM, điều hòa không khí, cần gạt nước, khóa trẻ em và cụm bảng điều khiển chống chói.
1974-1979: Corolla thế hệ thứ 3
Nổi danh với mẫu xe gia đình số 1, Toyota Corolla thế hệ thứ ba trang bị nhiều tính năng công nghệ và an toàn tiêu chuẩn mới. Tích hợp máy sưởi hai cấp bên trong cho phép người lái tuần hoàn không khí để thông gió tốt hơn. Corolla thế hệ này lần đầu tiên có thắt dây an toàn ba điểm.
Tuy nhiên, có lẽ cải tiến đáng kể nhất của thế hệ Corolla này là hệ thống lọc khí giúp giảm lượng khí thải lớn. Vào những năm cuối của khoảng thời gian này, Corolla thế hệ thứ 3 bắt đầu có sức hút lớn tại Mỹ.
1979-1983: Corolla thế hệ thứ 4
Toyota Corolla thế hệ này được giới thiệu là một chiếc xe sang trọng dành cho gia đình, với nhiều điểm khác biệt. Động cơ mới hơn. Tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn. Nội thất rộng hơn. Về cơ bản, đội ngũ thiết kế Corolla đã mang lại một chiếc xe vượt trội hơn mọi mong đợi. Để đạt kết quả đó, nhóm thiết kế đã làm việc không mệt mỏi trong suốt kỳ nghỉ để kịp ra mắt mô hình chỉ một tháng trước khi phát hành.
Những cải tiến bao gồm phanh đĩa, hệ thống treo cuộn bốn liên kết hoàn toàn mới, động cơ diesel (đầu tiên trên Corolla), gương cửa điện và hộp số tự động bốn cấp.
1983-1987: Corolla thế hệ thứ 5
Bán được 10 triệu chiếc, Toyota Corolla bước vào những năm tháng “vênh vang” làm “bò sữa” của Toyota. Mô hình thế hệ thứ năm có sự thay đổi toàn diện nhất trong lịch sử Corolla.
Xe nổi bật với hệ dẫn động cầu trước tiêu chuẩn và cách mạng hóa khi kết hợp công nghệ điện toán vào thiết kế. Khối động cơ, hộp số và ngoại thất khí động học lúc này đều được thiết kế trên máy tính. Hơn 500 bằng sáng chế đã được cấp cho Toyota về các cơ chế và linh kiện đầu tiên trên thế giới tại thời điểm này. Corolla lúc này trang bị khối động cơ 4A-GE sử dụng trục cam đôi cho công suất lên đến 124 mã lực
1987-1991: Corolla thế hệ thứ 6
Đã được chuyển đổi hoàn toàn sang dẫn động cầu trước, Corolla thế hệ thứ sáu bắt đầu nhấn mạnh tiện nghi để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Những mô hình Corolla này được thiết kế rộng hơn và thấp hơn, các cột cách đều nhau. Dây đai an toàn có thể điều chỉnh chiều cao đã trở thành tiêu chuẩn công nghiệp nhờ Corolla.
1992-1997: Corolla thế hệ thứ 7
Đây là lần đầu tiên Toyota Corolla bước vào một cuộc phiêu lưu mới, có đến hơn 350 thành phần đã được thay đổi hoàn toàn hoặc được sửa đổi ồ ạt so với mô hình thế hệ trước đây.
Thép mạ kẽm chiếm 90% cấu tạo xe, các tấm bên được củng cố cho bề ngoài đồng đều hơn, tăng cường chống thấm theo tiêu chuẩn hàng không vũ trụ. Trong cabin, không gian chở khách tăng lên, khoang để hàng cũng rộng hơn với băng ghế sau có thể gập lại, tiếng ồn trên đường được giảm bớt.
Khi mẫu Corolla năm 1997 được phát hành, chiếc xe bán chạy nhất của Toyota đã chính thức trở thành chiếc xe bán chạy nhất thế giới.
1997-2002: Corolla thế hệ thứ 8
Corolla lúc này được xác định là hơn “thừa cân”, vì thế các kỹ sư Toyota đã tối ưu hóa cấu trúc thân hình ô tô bằng vật liệu thép cường độ cao và có thể tái chế, cũng như động cơ nhôm 1ZZ-FE hoàn toàn mới tạo ra 125 mã lực. Nhiều thiết bị mới được bổ sung, gồm túi khí đôi, dây an toàn dự ứng lực điện tử, neo ghế trẻ em, đèn chạy ban ngày và hệ thống treo sau cứng.
2003-2008: Corolla thế hệ thứ 9
Corolla thế hệ thứ chín có công suất động cơ tăng từ 125 mã lực lên 130 mã lực. Khối lượng hành khách tăng nhẹ, các điểm nhấn bên ngoài thể thao hơn thể hiện rõ ở mặt bên, cản sau và phía trước. Lưới tản nhiệt mới, đèn hậu, bánh xe 15 inch và trang trí cabin đều là những điểmm mới trên mô hình năm 2005.
Những chiếc xe Corolla lúc này bắt đầu nhận được sự chú ý của Nhóm nghiên cứu nội thất nổi tiếng của Toyota. Chất liệu nhựa mềm được sử dụng, làm tăng sự sang trọng trong cabin trong khi vẫn giảm chi phí.
2009-2013: Corolla thế hệ thứ 10
Những mẫu Corolla này có Hệ thống lái trợ lực điện tử mới, cabin rộng rãi hơn, tiết kiệm nhiên liệu và hệ thống treo được điều chỉnh tốt.
Ngoài ra, Corolla thế hệ thứ 10 cung cấp nhiều thiết bị mới, bao gồm Bluetooth rảnh tay, Hệ thống an toàn đạt sao tiêu chuẩn, kết nối âm thanh USB và một vài tính năng an toàn tiêu chuẩn khác khiến Corolla lúc này là Lựa chọn an toàn hàng đầu của IIHS.
2013-2019: Corolla thế hệ thứ 11
Corolla thế hệ 11 có thiết kế mặt trước độc đáo, tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng, đèn pha LED, Toyota Safety Sense P tiêu chuẩn, màn hình cảm ứng 7 inch thanh lịch, ghế trước Whiplash-Injury-Lessing và không gian cabin cạnh tranh đẳng cấp.
2020: Toyota Corolla thế hệ thứ 12
Corolla lúc này có ở các phiên bản sedan, hybrid và hatchback, phong cách thể thao mạnh mẽ với màn hình cảm ứng 8 inch, Apple CarPlay tiêu chuẩn, Toyota Safety Sense 2.0, ghế thể thao SofTex, moonroof, Hệ thống chiếu sáng trước thích ứng và Động cơ 2.0L DF tạo ra 169 mã lực.
Tại Việt Nam, Toyota Corolla có tên Toyota Corolla Altis. Tuy nhiên, Altis lại không phải là mẫu xe có doanh số cao nhất ở Việt Nam, mà danh hiệu này thuộc về Toyota Vios.