Giảm 50% phí trước bạ xe trong nước, không ưu đãi xe nhập là "không hợp lý"?

EuroCham vừa kiến nghị Việt Nam giảm 50% phí trước bạ với các xe nhập khẩu, sau khi chính sách ưu đãi dành cho xe trong nước được thực thi. Theo EuroCham, chỉ ưu đãi xe nội là "không hợp lý".

Giảm 50% phí trước bạ xe trong nước, không ưu đãi xe nhập khẩu là "không hợp lý"?
Giảm 50% phí trước bạ xe trong nước, không ưu đãi xe nhập khẩu là "không hợp lý"?

Việt Nam vừa chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ dành cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, áp dụng đến hết ngày 31/12/2020, nhằm kích thích người tiêu dùng mua sắm xe, cứu trợ thị trường ô tô ế ẩm vì dịch COVID-19. Ngay sau khi chính sách được thực hiện đúng 2 ngày, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã công bố “Sách Trắng 2020”, kiến nghị Việt Nam giảm 50% lệ phí trước bạ cho 19 thương hiệu ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đang được phân phối trên thị trường. Theo EuroCham, chỉ ưu tiên giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước là “không phù hợp khi Covid-19 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu”.

Nhân dịp này, hãy tham khảo các biện pháp cứu trợ ngành công nghiệp ô tô mà một số quốc gia châu Âu và châu Á đã công bố.

Malaysia

Chính phủ Malaysia đã đồng ý mức giảm 100% thuế bán hàng đối với xe lắp ráp trong nước và 50% đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ngày 15/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020.

Theo Kế hoạch khôi phục kinh tế hay còn gọi là Penjana ở Malaysia, Thủ tướng Tan Sri Muhyiddin Yassin nói rằng động thái này nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng cho ngành công nghiệp ô tô địa phương.

Được biết, mức thuế bán hàng hiện tại của ô tô theo Thuế bán hàng và dịch vụ (SST) với cả xe CKD và CBU là 10%. Như vậy, tất cả ô tô lắp ráp trong nước sẽ chịu 0% thuế và xe nhập khẩu chịu 5%. 

Chính sách giảm thuế của Malaysia được nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoan nghênh. Giám đốc điều hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Liên minh Châu Âu-Malaysia (EUMCCI) Sven Schneider cho rằng chính sách giảm thuế này là một dấu hiệu tích cực cho các nhà sản xuất ô tô châu Âu. Sime Darby Bhd, hiện đang đại diện cho 20 thương hiệu ô tô tại chín quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương, cho biết đây là hành động kịp thời vì ngành công nghiệp đang cần một “cú huých” trong bán lẻ và sản xuất ô tô.

Indonesia

Hôm 20/6, Hiệp hội sản xuất ô tô Indonesia (Gaikindo) cho biết doanh số bán xe ô tô trong tháng 5 của Indonesia chỉ đạt 3.551 chiếc, chưa bao giờ rơi vào tình thế nguy cấp đến vậy. Vì vậy, Gaikindo đã đề xuất Chính phủ có các biện pháp cứu trợ ngành công nghiệp ô tô, như giảm thuế sở hữu xe từ 30 đến 50%, nới lỏng quá trình gia hạn giấy phép xuất nhập khẩu và miễn phí phạt với các nhà máy không đạt hạn ngạch giữa tỷ lệ sản xuất xe điện và xe chạy xăng.

Thái Lan

Thái Lan cũng là một trong những nước đề xuất kích cầu tiêu thụ ô tô trong nước bằng cách giảm thuế. Trang Nation Thailand cho biết, Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đến cuối năm để cải thiện doanh số ô tô trong bối cảnh COVID-19.

Chủ tịch FTI Suphan Mongkolsuthree cũng đề xuất chính phủ hoãn thực hiện các tiêu chuẩn Euro 5 và 6 đến năm 2022 và áp dụng biện pháp đổi xe cũ lấy xe mới. Người dân Thái Lan có ô tô sử dụng 20 năm hoặc hơn mua xe mới có thể được trợ cấp 100.000 baht/xe. Một biện pháp nữa được FTI đưa ra là hoãn thực thi bộ tiêu chuẩn khí thải Euro 5 thêm một thời gian.

Tuy nhiên, Cục Quản lý Thuế tiêu thụ đặc biệt (thuộc Bộ Tài chính Thái Lan) đã không chấp thuận đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô đến hết năm 2020. Người đứng đầu Cục Quản lý Thuế tiêu thụ đặc biệt cho biết can thiệp vào thị trường bằng cách cắt giảm thuế là không phù hợp vì ngay cả các mẫu xe đang nằm trong kho đã nộp thuế. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô đóng góp khoảng 100 tỷ baht (3,14 tỷ USD) mỗi năm cho ngân sách Thái Lan.

Trung Quốc

Ngay sau khi dịch bệnh có dấu hiệu được kiểm soát, chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc đã công bố các chính sách kích thích nhằm vào ô tô, đặc biệt là các phương tiện năng lượng mới.

Chính sách trợ cấp và giảm thuế với xe năng lượng mới (NEV) sắp hết hạn trong năm nay đã được gia hạn thêm hai năm đến năm 2022. Cơ sở hạ tầng để sạc pin xe điện - vốn là lý do khiến nhiều người ngần ngại mua xe điện - đã được bơm 2,7 tỷ nhân dân tệ. Điều đó sẽ giúp số lượng trạm sạc tăng quy mô gấp mười lần so với năm ngoái.

Ngoài ra, Trung Quốc nổi tiếng hạn chế người dân mua biển số xe thông qua đấu giá hoặc các loại hình xổ số, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, để kích hoạt doanh số bán xe hơi, nhiều chính quyền địa phương hiện đang phát hành số lượng lớn các biển số mới. Chẳng hạn, Bắc Kinh sẽ phát hành thêm 100.000 biển số xe mới. Động thái này dự kiến ​​sẽ mang lại doanh thu bổ sung khoảng 20 tỷ nhân dân tệ.

Tuy nhiên, các biển số mới sẽ chỉ áp dụng cho xe ô tô điện, nhằm tăng cường lực đẩy của đất nước đối với các phương tiện phát thải thấp.

Đức

Đầu tháng 6, Thủ tướng Đức Angela Merkel ký ban hành gói kích thích nền kinh tế trị giá 130 tỷ euro (tương đương 145 tỷ USD) nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sắm và các doanh nghiệp tái đầu tư. Đây là gói cứu trợ kinh tế ngắn hạn của Đức sau đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, gói cứu trợ này hầu như không giải quyết khó khăn gì cho ngành công nghiệp ô tô Đức. Cụ thể là chính phủ không hỗ trợ trực tiếp để kích thích người dân mua xe. Tuy nhiên, Đức lại rất chú trọng phát triển xe điện và chi hàng tỷ euro cho các khoản trợ cấp giúp giảm giá xe điện. Cụ thể, chính phủ Đức sẽ tăng gấp đôi mức trợ cấp hiện tại lên 6.000 euro (6.720 USD) cho những xe điện có giá tới 40.000 euro (44.800 USD). Ngoài ra, người mua xe cũng sẽ được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế tạm thời xuống 16% từ mức 19%.

Các khoản trợ cấp cho ô tô điện dự kiến ​​là 2,2 tỷ euro (2,5 tỷ USD), trong khi các nhà sản xuất và nhà cung cấp sẽ nhận thêm 2 tỷ euro (2,2 tỷ USD) để hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.

Bộ trưởng tài chính Đức cho biết hỗ trợ xe điện là một phần của chiến lược cải thiện khí hậu. "Mục tiêu của Đức là nhắm đến năng lượng tái tạo, các hoạt động khí hậu cần thiết để có được nền kinh tế không carbon vào năm 2050. Chúng tôi phải bắt đầu ngay bây giờ", ông nói.

Pháp

Ngày 26/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công bố gói cứu trợ trị giá 8,8 tỷ USD cho ngành công nghiệp ô tô nước này, trong bối cảnh các hãng xe Pháp khốn đốn vì doanh số giảm không phanh trong đại dịch Covid-19.

Kế hoạch này sẽ cung cấp các khoản hỗ trợ nhằm khuyến khích người dân mua ô tô mới. Theo đó, Chính phủ sẽ trợ cấp hơn 7.000 USD cho mỗi ô tô điện và  2.000 USD cho mỗi xe hybrid. Paris kỳ vọng cách làm này sẽ lôi kéo được người  tiêu dùng đến các đại lý ô tô và mở ví sắm xe.

Không hỗ trợ trên diện rộng, gói giải cứu của Chính phủ Pháp hướng đến đẩy mạnh doanh số xe thân thiện với môi trường, nhằm đưa nước này trở thành nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất ở châu Âu sau vài năm nữa. Một phần ngân sách của kế hoạch sẽ được sử dụng để hiện  đại hóa  dây chuyền sản xuất của các hãng xe.

Để đổi lấy gói cứu trợ này, ngành ô tô Pháp sẽ phải duy trì hoạt động các nhà máy trong nước, thậm chí chuyển một phần hoạt động sản xuất từ nước ngoài về nước, nhất là những công nghệ thân thiện với môi trường.

Italia

Đầu tháng 6, Italia xem xét các ưu đãi lên tới 4.000 euro (4.550 USD) dành cho những người mua thế hệ xe chạy xăng và dầu diesel mới nhất. 

Dự kiến, số tiền 4.000 euro sẽ được Italia trợ cấp cho những người mua xe mới “Euro 6”, đổi các mẫu xe cũ đã sử dụng 10 năm hoặc hơn, trong đó chính phủ sẽ trợ cấp 2.000 euro và các đại lý, nhà sản xuất xe sẽ trợ cấp 2.000 euro.

Các ưu đãi trong gói kích thích kinh tế đang được thảo luận tại quốc hội Italia và dự kiến ​​sẽ được phê duyệt vào giữa tháng Bảy.

Số lượng xe đăng ký mới tại quốc gia này đã giảm 50% trong tháng Năm, khi Rome bắt đầu tăng dần các biện pháp phong tỏa. 

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.