Vệ tinh GeeSAT-1 do Zhejiang Geely Holding tự thiết kế và sản xuất, được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam nước này.
Geely cho biết họ dự kiến sẽ có 63 vệ tinh khác trên quỹ đạo vào năm 2025 và cuối cùng có kế hoạch có một mạng lưới gồm 240 vệ tinh.
Với việc ra mắt các vệ tinh quỹ đạo thấp, Geely trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai trên thế giới có hoạt động tương tự. Trước đó, SpaceX, thuộc sở hữu của Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk, có hơn 2.000 vệ tinh trên quỹ đạo cho mạng Starlink cung cấp các dịch vụ Internet thương mại. Starlink có kế hoạch có một mạng lưới thế hệ đầu tiên gồm 4.408 vệ tinh.
Trong khi SpaceX sử dụng tên lửa của riêng mình để phóng vệ tinh, Geely đã sử dụng tên lửa Long March 2C (Trường Chinh) do một công ty nhà nước Trung Quốc phát triển và vận hành để phóng 9 vệ tinh.
Ngoài việc hỗ trợ kết nối dữ liệu tốc độ cao, điều hướng chính xác cao và khả năng điện toán đám mây trên các phương tiện trong tương lai, Geely cho biết mạng của họ cũng sẽ phục vụ các chức năng thương mại khác như cung cấp dịch vụ liên lạc tại Asian Games vào tháng 9.
Công ty cho biết thêm, các vệ tinh này có tuổi thọ hoạt động là 5 năm và sẽ tan rã trong bầu khí quyển của Trái đất mà không để lại bất kỳ mảnh vỡ nào trong không gian.
Trong kế hoạch 5 năm mới nhất cho giai đoạn 2021-2025, Bắc Kinh đã kêu gọi xây dựng một mạng lưới vệ tinh tích hợp cho thông tin liên lạc, viễn thám và điều hướng.
Trung Quốc hiện có hơn 400 vệ tinh được triển khai trong không gian, bao gồm cả vệ tinh thuộc sở hữu thương mại.