Thông điệp có tiêu đề "tạm dừng tất cả việc tuyển dụng trên toàn thế giới", được đưa ra hai ngày sau khi tỷ phú yêu cầu nhân viên quay lại nơi làm việc hoặc rời đi. Thêm vào đó là cảnh báo ngày càng tăng từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp về nguy cơ suy thoái.
Trước thông tin rò rỉ có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán và thị trường xe toàn cầu, Tesla chưa đưa ra bình luận nào.
Tuy nhiên, cổ phiếu Tesla đã giảm gần 3% trong giao dịch tại Mỹ vào ngày 4/6 và cổ phiếu niêm yết tại Frankfurt đã giảm 3,6% sau báo cáo của Reuters. Tại sàn Nasdaq của Mỹ có xu hướng tiêu cực và đang giao dịch thấp hơn 0,6%.
Trong những tuần gần đây, Musk đã cảnh báo về nguy cơ suy thoái, nhưng email của ông ra lệnh đóng băng tuyển dụng và cắt giảm nhân viên là thông điệp trực tiếp và cao cấp nhất thuộc loại này từ người đứng đầu một nhà sản xuất ô tô.
Cho đến nay, nhu cầu đối với ô tô Tesla và các loại xe điện khác (EV) vẫn mạnh và nhiều chỉ báo truyền thống về sự suy thoái bao gồm cả tồn kho đại lý ngày càng tăng và các ưu đãi ở Mỹ đã không thành hiện thực.
Tuy nhiên, Tesla đã phải vật lộn để khởi động lại sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải trước ảnh hưởng của Covid-19.
Carsten Brzeski, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô toàn cầu của ngân hàng Hà Lan ING, cho biết: “Cảm giác tồi tệ của Musk được nhiều người chia sẻ. Nhưng chúng tôi không nói về suy thoái toàn cầu. Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ hạ nhiệt vào cuối năm nay. Mỹ sẽ hạ nhiệt, trong khi Trung Quốc và châu Âu sẽ vẫn có những khó khăn”.
Triển vọng ảm đạm của Musk lặp lại những bình luận gần đây từ các giám đốc điều hành, bao gồm CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase & Co và Chủ tịch Goldman Sachs, John Waldron.
Lạm phát ở Hoa Kỳ đang dao động ở mức cao nhất trong 40 năm và khiến chi phí sinh hoạt của người Mỹ tăng vọt, trong khi Cục Dự trữ Liên bang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là làm giảm nhu cầu đủ để kiềm chế lạm phát trong khi không gây ra suy thoái.
Musk, người giàu nhất thế giới theo Forbes, không nói rõ về lý do khiến ông "có cảm giác tồi tệ" về triển vọng kinh tế trong email ngắn gọn mà Reuters có được.
Trung Quốc chỉ chiếm hơn một phần ba tổng lượng giao hàng toàn cầu của Tesla vào năm 2021, theo tiết lộ của công ty và dữ liệu về doanh số bán hàng. Theo Daiwa Capital Markets ước tính, Tesla có khoảng 32.000 đơn đặt hàng đang chờ giao ở Trung Quốc, so với 600.000 xe của BYD, đối thủ EV lớn hơn của họ tại thị trường đó.
Nhà phân tích Daniel Ives của Wedbush Securities cho biết trong một tweet, có vẻ như Musk và Tesla đang "cố gắng đi trước một chặng đường giao hàng chậm hơn trong năm nay và bảo toàn lợi nhuận trước sự suy thoái kinh tế”.
Trước cảnh báo của Musk, Tesla đã có khoảng 5.000 tin tuyển dụng trên LinkedIn từ việc bán hàng ở Tokyo và các kỹ sư tại nhà máy Berlin mới cho đến các nhà khoa học học sâu (Deep learning) ở Palo Alto. Thậm chí Tesla đã lên lịch một sự kiện tuyển dụng trực tuyến cho Thượng Hải vào ngày 9 tháng 6 trên kênh WeChat của mình.
Trong khi đó, yêu cầu của Musk về việc nhân viên trở lại văn phòng đã vấp phải sự phản đối ở Đức. Còn kế hoạch cắt giảm việc làm của ông sẽ vấp phải sự phản đối ở Hà Lan, nơi Tesla có trụ sở chính ở châu Âu, một lãnh đạo công đoàn cho biết.
"Bạn không thể chỉ sa thải công nhân Hà Lan", phát ngôn viên nghiệp đoàn FNV Hans Walthie cho biết, đồng thời nhấn mạnh Tesla sẽ phải thương lượng với hội đồng lao động về các điều khoản cho bất kỳ sự ra đi nào.
Trong một email trước đó, Musk cho biết nhân viên Tesla phải ở văn phòng tối thiểu 40 giờ mỗi tuần. "Nếu bạn không xuất hiện, chúng tôi sẽ coi như bạn đã nghỉ việc", Musk nói.
Thực tế, Musk đã nhắc đến nguy cơ suy thoái liên tục trong các bình luận gần đây.
Phát biểu từ xa tại một hội nghị vào giữa tháng 5 ở Miami, Elon Musk nói: "Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đang ở trong một cuộc suy thoái và suy thoái đó sẽ trở nên tồi tệ hơn”.
Vào cuối tháng 5, khi được hỏi trên Twitter rằng liệu một cuộc suy thoái có sắp xảy ra hay không, Musk nhấn mạnh: "Đúng, nhưng đây thực sự là một điều tốt. Nó đã làm mưa làm gió quá lâu rồi. Một số vụ phá sản cần phải xảy ra”.
Trong khi đó, các công ty khác đã cắt giảm việc làm hoặc đang làm chậm hoặc tạm dừng tuyển dụng trong bối cảnh nhu cầu suy yếu. Tháng trước, Netflix cho biết họ đã sa thải khoảng 150 người, chủ yếu ở Mỹ và Peloton cho biết vào tháng 2 họ sẽ cắt giảm 2.800 việc làm. Meta Platforms, Uber và các công ty công nghệ khác cũng đã làm chậm lại việc tuyển dụng.
Vào tháng 6 năm 2018, Musk từng nói Tesla sẽ cắt giảm 9% lực lượng lao động của mình khi công ty làm ăn thua lỗ khi đó đang gặp khó khăn. Mặc dù dữ liệu trong hồ sơ SEC của hãng cho thấy mức giảm nhiều hơn so với việc thuê lao động vào cuối năm.