Đức thảo luận kế hoạch “thưởng dập xe cũ” để cứu ngành ô tô

Phương Vy

Ngày 5/5, các hãng sản xuất ô tô lớn nhất của Đức và Chính phủ nước này đã khởi động cuộc thảo luận về một chương trình hỗ trợ nhà nước dành cho ngành công nghiệp đang khốn đốn vì đại dịch Covid-19.

“Thưởng dập xe cũ” giữ vai trò quan trọng trong việc đưa ngành ô tô Đức vượt qua thời kỳ đen tối kéo dài từ 2007-2009.
“Thưởng dập xe cũ” giữ vai trò quan trọng trong việc đưa ngành ô tô Đức vượt qua thời kỳ đen tối kéo dài từ 2007-2009.

Tháng 4 vừa qua chứng kiến sự tê liệt của thị trường ô tô tại châu Âu, khi chính phủ nhiều quốc gia trong khu vực áp lệnh phong tỏa khiến người tiêu dùng phải ở trong nhà và các đại lý ô tô phải đóng cửa.

Tại Anh, doanh số ô tô giảm 97% trong tháng 4, còn 4.321 xe, mức thấp nhất kể từ năm 1945 - theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất và thương mại ô tô Anh (SMMT). Tại Pháp và Tây Ban Nha, hai nước trong top 5 thị trường ô tô lớn nhất châu Âu, mức giảm tương ứng là 90% và 97%.

Công nghiệp ô tô là một trụ cột của nền kinh tế châu Âu. Ngành này sử dụng 14 triệu lao động trong Liên minh châu Âu (EU), chiếm 6% thị trường việc làm của khối, theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô châu Âu (EAMA). Trước đây, các hãng ô tô châu Âu có mức sản lượng khoảng 19 triệu triệu xe mỗi năm, chiếm xấp xỉ 1/5 số xe được sản xuất trên toàn cầu, đóng góp quan trọng vào cán cân thương mại của khu vực.

Phiên thảo luận ngày 5/5, tiến hành qua hội nghị video, có sự tham dự của Thủ tướng Đức Angela Merkel và các nhà điều hành cấp cao từ Volkswage, Daimler, BMW, và IG Metall - hiệp hội của ngành ô tô Đức.

Người phát ngôn của bà Merkel cho biết cuộc thảo luận dự kiến sẽ kéo dài trong vì tuần, với trọng tâm là  tìm biện pháp phù hợp để hỗ trợ các hãng ô tô. Trong đó, Berlin tính khả năng triển khai một chương trình “thưởng dập xe cũ” tương tự như hồi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế cách đây hơn 1 thập kỷ.

Đây là chương trình dùng tiền thuế của dân để hỗ trợ giảm giá bán xe cho những người đem ô tô cũ đi dập và mua xe mới về dùng. “Thưởng dập xe cũ” giữ vai trò quan trọng trong việc đưa ngành ô tô Đức vượt qua thời kỳ đen tối kéo dài từ 2007-2009.

Cùng lúc đương đầu với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu và chi phí tốn kém của cuộc dịch chuyển sang xe điện, ngành ô tô Đức gia tăng sức ép đòi Chính phủ hỗ trợ trong những tuần gần đây.

Nhờ trợ cấp tiền lương hào phóng từ Chính phủ dành cho những người bị giảm việc, cho tới thời điểm hiện tại, các hãng xe Đức hầu như chưa phải sa thải công nhân vì đại dịch Covid-19. Nhưng điều này có thể thay đổi nếu nhu cầu mua xe không khởi sắc sau vài tuần nữa, bởi các hãng xe đang “đốt” tiền rất nhanh.

Do các nhà máy sản xuất xe phải ngừng hoạt động mà xe đã sản xuất lại không bán được, các nhà sản xuất ô tô ở châu Âu đang gánh những khoản chi phí hàng tỷ USD mỗi tuần mà không có gì bù lại. Những hãng xe yếu nhất, trong đó có những hãng chỉ còn đủ tiền mặt cho vài tuần, đã bị các tổ chức đánh giá tín nhiệm đánh tụt điểm tín nhiệm trái phiếu xuống ngưỡng “rác”(junk bond).

Cuối tháng 4, một số nhà máy sản xuất ô tô ở châu Âu đã bắt đầu hoạt động trở lại, nhưng sản xuất diễn ra cầm chừng và mới chỉ có một bộ phận công nhân đi làm. Có thể sẽ mất nhiều tháng, thậm chí vài năm, để sản lượng ô tô của châu Âu trở lại mức trước đại dịch.

Cuộc khủng hoảng này ập đến vào một thời điểm không thể tệ hơn. Sau gần một thập kỷ tăng trưởng và lợi nhuận cao của các hãng xe, doanh số ô tô toàn cầu đã đạt đỉnh vào năm 2017. Kể từ đó, các hãng xe phải chật vật xoay sở với tình trạng tụt dốc của nhu cầu.

Song song với đóc, các chiến dịch cắt giảm hiệu ứng khí thải nhà kính trên toàn cầu buộc các hãng xe phải rót nhiều tỷ USD để phát triển ô  tô điện, dù nhiều nhà điều hành trong ngành ô tô lo ngại về khả năng người tiêu dùng sẵn sàng mở ví để mua xe chạy điện.

Trong bối cảnh như vậy, các hãng xe hy vọng rằng những biện pháp khuyến khích mua ô tô mới sẽ giữ vai trò như một cây cầu giúp nhà sản xuất vượt qua “vùng đất sụt lún” của nhu cầu hiện nay.

Tại Đức và nhiều nước châu Âu khác, chính phủ đã áp dụng các  biện pháp trợ giá ô tô điện, một phần trong nỗ lực phát triển nền kinh tế xanh. Hiện nay, các hãng xe đang kêu gọi chính phủ tung các biện pháp hỗ trợ liên quan đến dịch Covid-19, áp dụng đối với cả xe chạy xăng, dầu diesel và ô tô cũ.

Tuy nhiên, cuộc thảo luận vừa mới bắt đầu đã gây nhiều tranh cãi. Những ý kiến trái  chiều đặc biệt nhiều ở Đức, nơi Thủ tướng Merkel vốn dĩ muốn để lại di sản chính trị với tư cách một nhà lãnh đạo thế giới đi đầu trong việc ủng hộ và thúc đẩy năng lượng tái sinh. Ngoài ra, nhiều người cho rằng, đại dịch chính là cơ hội mà châu Âu nên tận dụng để gia tăng các nỗ lực giảm khí thải nhà kính bằng cách dồn toàn bộ sự hỗ trợ của nhà nước cho ô tô điện.

Bên cạnh đó, một số chính trị gia như Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Olaf Scholz đã đặt câu hỏi liệu có nên dùng tiền thuế của người dân để hỗ trợ những công ty đang dùng hàng tỷ Euro lợi nhuận để trả cổ tức cho nhà đầu tư.

Theo Wall Street Journal

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.