Trung Quốc đã làm gì để phục hồi ngành công nghiệp ô tô sau COVID-19?

Trung Quốc đang cố gắng phục hồi ngành công nghiệp ô tô sau tác động của đại dịch COVID-19. Họ đang ưu tiên thực hiện các kế hoạch dành cho xe điện.

Mẫu xe điện EX5 của WM Motors trưng bày tại Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng châu Á hồi tháng 6/2019. Ảnh: CNBC
Mẫu xe điện EX5 của WM Motors trưng bày tại Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng châu Á hồi tháng 6/2019. Ảnh: CNBC

Theo hãng tin CNBC, ngay sau khi dịch bệnh có dấu hiệu được kiểm soát, chính quyền trung ương và địa phương đã công bố các chính sách kích thích nhằm vào ô tô, đặc biệt là các phương tiện năng lượng mới.

Chính sách trợ cấp và giảm thuế với xe năng lượng mới (NEV) sắp hết hạn trong năm nay đã được gia hạn thêm hai năm đến năm 2022. Cơ sở hạ tầng để sạc pin xe điện - vốn là lý do khiến nhiều người ngần ngại mua xe điện - đã được bơm 2,7 tỷ nhân dân tệ. Điều đó sẽ giúp số lượng trạm sạc tăng quy mô gấp mười lần so với năm ngoái.

Theo số liệu chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc, ngành công nghiệp ô tô chiếm khoảng 10% doanh số bán lẻ của Trung Quốc và sử dụng ⅙ nguồn lao động. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng thị phần xe NEV lên 25% trong năm năm tới, từ mức chỉ 5% của năm ngoái.

Ưu tiên phát triển xe điện là một chiến lược dài hạn của chính quyền trung ương Trung Quốc. Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu nuôi dưỡng ngành công nghiệp này vài năm trước, toàn bộ chuỗi giá trị của các nhà sản xuất gần như phụ thuộc vào triển vọng tăng trưởng của thị trường xe năng lượng mới.

Quý 1/2020 đầy khó khăn

Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết trong cuộc họp báo ngày 23/4, khi Trung Quốc chiến đấu với dịch COVID-19 trong ba tháng đầu năm, sản xuất xe năng lượng mới đã giảm 60,2% so với một năm trước xuống 105.000 xe, trong khi doanh số giảm 56,4% xuống 114.000 xe. Tổng doanh số toàn thị trường ô tô giảm 42,4% xuống còn 3,672 triệu xe.

Mặc dù dịch bệnh đã bước đầu được kiểm soát, song niềm tin của người tiêu dùng vẫn chưa hồi phục, các giao dịch mua của chính phủ dự kiến ​​sẽ thúc đẩy thị trường xe điện ở Trung Quốc trong năm nay.

Doanh số bán ô tô ở Trung Quốc được dự báo giảm 10% trong năm nay, nhưng doanh số bán xe điện có thể không giảm nhiều như vậy.

Nhiều xe điện mới bắt đầu ra mắt

Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp xe điện Trung Quốc bắt đầu trở lại sản xuất và ra sản phẩm mới. Một số cũng báo cáo doanh số bán hàng ngày càng tăng.

“Chúng tôi nhận thấy doanh số hàng ngày đang được cải thiện, điều đó rất đáng khích lệ”, lãnh đạo hãng xe WM Motors cho biết. Công ty có thể sớm có 190 cửa hàng mở tại 110 thành phố ở Trung Quốc, tăng từ 120 cửa hàng hiện tại. Công ty cũng hưởng lợi từ các hợp đồng mua của chính phủ và doanh nghiệp.

Nio, được cho là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Tesla, tại Trung Quốc, cho biết vào đầu tháng 4 lượng đơn giao hàng đã tăng 11,7% trong quý đầu tiên lên 3.838 xe. Hãng startup xe điện cho biết 69% các đợt giao hàng được thực hiện từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 3.

Ngày 27/4, Xpeng, công ty được Alibaba đầu tư, đã ra mắt mẫu xe điện thể thao P7 với tuyên bố số km chạy sau mỗi lần sạc đủ nhiều hơn mọi xe điện đang có ở Trung Quốc, 706 km. Mẫu xe sẽ được giao hàng từ tháng Sáu, mức giá sau trợ giá là khoảng 32.000 USD đến 49.000 USD.

Xpeng P7 được cho là cạnh tranh cả Porsche Taycan
Xpeng P7 được cho là cạnh tranh cả Porsche Taycan

GAC Nio, trụ sở tại Quảng Châu, là một liên doanh giữa nhà sản xuất ô tô truyền thống và một startup - đã ra mắt chiếc xe điện đầu tiên của mình, Hycan 007, vào ngày 10/4. Xe sẽ được giao hàng bắt đầu vào giữa tháng 5. 

Yan Jianrong, phó chủ tịch của GAC Nio, cho biết công ty đã sửa đổi nhiều bộ phận của thiết kế xe để đáp ứng với ý kiến ​​của người dùng. Ngoài ra, giá dầu giảm mạnh gần đây cũng sẽ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của xe điện vì một số người có thể xem xe điện là để tiết kiệm chi phí nhiên liệu dài hạn, nhưng giá xăng dầu lại đang giảm và họ vẫn quan niệm xe chạy xăng truyền thống được thiết kế tốt hơn.

Một thách thức với xe điện ở Trung Quốc là chất lượng. Các công ty được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp của chính phủ, dẫn đến nhiều mẫu xe kém chất lượng và giá rẻ. Năm nay, một số người kỳ vọng các doanh nghiệp còn sống sót sẽ sản xuất những chiếc xe hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.

Nhưng các hãng, đặc biệt ở phân khúc cấp cao hơn, sẽ phải cạnh tranh với Tesla. Hãng xe điện của Elon Musk đã bắt đầu giao xe sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải và doanh số bán hàng tại Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 10.160 vào tháng 3..

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.