Cụ thể, theo hãng tin CNBC, doanh số bán hàng của nhà sản xuất ô tô Detroit đã có một tháng ảm đạm trong tháng 8. Trong tháng 8/2021, doanh số bán hàng của Ford chỉ đạt 13,09 triệu xe. Đây là tháng có kết quả kinh doanh tồi tệ nhất kể từ tháng 6/2020 và giảm so với mức cao nhất của năm nay là 18,5 triệu vào tháng 4.
Trước đó, các nhà phân tích dự đoán sản lượng bán hàng trong tháng 8 của Ford là từ 13,1 triệu đến 14,4 triệu xe. Theo các nhà phân tích, doanh số bán xe mới của các hãng ô tô sẽ giảm khoảng 13,7% so với cùng kỳ tháng 8/2020.
Trong lịch sử, thời điểm tháng 8 thường là một trong những tháng có doanh số bán ô tô cao hơn trong năm, tuy nhiên tình trạng thiếu chip đã khiến lượng xe tồn kho giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục, giá xe ô tô và xe tải mới tăng chóng mặt.
Theo Thomas King, chủ tịch bộ phận phân tích và dữ liệu tại J.D. Power, các đại lý chỉ có khoảng 942.000 xe trong kho để bán lẻ, so với khoảng 3 triệu chiếc trước đại dịch coronavirus hai năm trước.
Trong khi hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn của Mỹ đã chuyển sang báo cáo doanh số hàng quý, một số hãng khác vẫn báo cáo doanh số hàng tháng như Honda và Subaru. Hai hãng xe này của Nhật đã báo cáo mức lỗ hai con số trong tháng 8. Toyota, Volvo, Hyundai và Kia báo cáo doanh số bán hàng tăng hoặc giảm nhẹ so với một năm trước.
Gần như mọi mẫu xe trong dòng sản phẩm của Ford đều có doanh số giảm trong tháng trước so với năm ngoái, chỉ có một số loại xe mới như Bronco SUV đạt mức tăng doanh số. Đáng chú ý nhất, dòng xe bán tải F-Series bán chạy nhất của Ford đã giảm 22,5%.
Tổng doanh số của Ford trong tháng trước là 124.176 xe. Doanh số bán xe tải giảm gần 30%, trong khi xe SUV giảm 25,3% và doanh số bán xe hơi giảm 86% so với tháng 8 năm 2020.
Theo Andrew Frick, Phó chủ tịch kinh doanh của Ford tại Mỹ và Canada, một điểm đáng chú ý của Ford trong tháng trước là doanh số bán lẻ của hãng đã tăng 6,5% so với tháng 7 nhưng vẫn giảm 33% so với tháng 8/2020.
Doanh số bán hàng của Ford được công bố một ngày sau khi nhà sản xuất ô tô xác nhận rằng một lần nữa họ phải cắt giảm sản xuất xe bán tải F-150 và các loại xe có lợi nhuận cao khác do tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu đang diễn ra.
Nguồn gốc của tình trạng thiếu hụt chip bắt nguồn từ đầu năm ngoái khi đại dịch Covid khiến các nhà máy lắp ráp xe ngừng hoạt động. Khi các cơ sở đóng cửa, các nhà cung cấp tấm wafer và chip chuyển hướng các bộ phận sang các lĩnh vực khác như điện tử tiêu dùng, những lĩnh vực này sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
Theo công ty tư vấn AlixPartners, vấn đề khủng hoảng thiếu chip dự kiến sẽ tiêu tốn 110 tỷ USD doanh thu của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu vào năm 2021.