Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực bán xe điện ra thế giới. Tuần trước, Nio thông báo lô hàng SUV chạy điện đầu tiên của hãng đã đến Na Uy. Sau đó là tin tức từ BYD, một nhà sản xuất cây nhà lá vườn khác của Trung Quốc đã hoàn thành chuyến hàng EV đầu tiên đến Na Uy vào tháng 6. BYD có kế hoạch bán 1.500 chiếc vào cuối năm nay.
Công ty khởi nghiệp xe điện Xpeng của Trung Quốc cũng đang hoạt động ở Na Uy và hãng startup Aiways cũng đã vận chuyển hơn 2.500 xe điện đến các khu vực khác nhau của châu Âu. Dữ liệu mới nhất của Bloomberg dựa trên thông báo của công ty cho thấy hơn một chục nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã hoặc sẽ sớm xuất khẩu các mẫu plug-in sang châu Âu và Mỹ
MG Motor, thương hiệu ô tô Anh quốc được SAIC của Trung Quốc mua lại và hồi sinh, là thương hiệu đang làm tốt nhất. Các sản phẩm xe điện có giá cạnh tranh của MG đang bán chạy ở Vương quốc Anh, Scandinavia và các khu vực khác của lục địa này. Vào tháng 6, MG cho biết doanh số bán hàng của họ ở châu Âu đã tăng 79% trong 4 tháng đầu năm 2021. Các mẫu xe MG đại diện cho khoảng 6% thị trường xe điện đang phát triển của Vương quốc Anh.
Đây vẫn là quy mô rất nhỏ khi nói đến thị trường ô tô toàn cầu. Và các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ thâm nhập thị trường phương Tây từ lâu. Nhưng họ có những lý do chính đáng để thu hút sự chú ý của thế giới vào thời điểm này. Một trong những vấn đề lớn nhất là về chính sách.
Doanh số bán xe plug-in đã tăng ở châu Âu kể từ năm ngoái khi các nhà sản xuất chạy đua để tuân thủ các quy định về xe ô tô thải CO2 của Liên minh châu Âu. Các nhà sản xuất ô tô cần phải giảm lượng khí thải trung bình của các phương tiện để tránh phải trả các khoản tiền phạt lớn và tăng doanh số bán xe plug-in là cách hiệu quả nhất. Mục tiêu giảm phát thải CO2 ở châu Âu sẽ được thắt chặt cho đến năm 2025, và nếu lịch sử vẫn tiếp diễn, khá nhiều nhà sản xuất ô tô vẫn đang coi xe điện là một công cụ tuân thủ, tuy vậy các hãng xe châu Âu vẫn khá chậm chạp trong quá trình điện khí hóa..
Sự chậm chạp đó của các nhà sản xuất ô tô lâu đời ở châu Âu có thể tạo cơ hội duy nhất cho các thương hiệu xe điện Trung Quốc, những hãng cùng với Tesla, rất vui khi bán được nhiều xe điện.
Các cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của người tiêu dùng liên tục cho thấy người lái xe EV yêu thích công nghệ này, nhưng liệu người ta có mua xe của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc? Một quan điểm cho rằng người mua không muốn mua một thương hiệu xe hơi mà họ chưa bao giờ nghe đến. Mặc dù mức độ trung thành và nhận thức về thương hiệu chắc chắn quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh ô tô, nhưng các dữ liệu kinh tế cho thấy quan điểm này khá mong mạnh. Lợi ích kinh tế của mọi người có xu hướng lấn át lòng trung thành thương hiệu của khu vực hoặc quốc gia theo thời gian. Nếu một chiếc xe mang lại giá trị kinh tế tốt và an toàn, mọi người sẽ mua nó.
Câu chuyện ô tô Trung Quốc cũng tương tự ô tô Nhật, Hàn trước đây
Dự đoán này của Bloomberg được đưa ra dựa trên tình hình thực tế các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tấn công mạnh mẽ thị trường châu Âu và Mỹ. Mặc dù một vấn đề đặt ra là liệu người tiêu dùng phương Tây có ngần ngại trước một thương hiệu ô tô họ chưa từng biết tới, song lợi ích kinh tế sẽ được đặt lên, và nếu chiếc xe mang lại giá trị kinh tế tốt và an toàn, mọi người sẽ mua nó. Với người tiêu dùng Việt, xe ô tô Trung Quốc vẫn là một cái gì đó đầy nghi ngại, dù vậy, xe Trung Quốc vẫn đang dần lớn mạnh trên thị trường.
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và Hàn Quốc là một trường hợp điển hình ở đây. Nhiều điều tương tự đã nói về các thương hiệu ô tô Trung Quốc ngày nay và các câu hỏi đặt ra về việc liệu người mua phương Tây có chấp nhận chúng hay chính là câu chuyện của các thương hiệu Nhật Bản và Hàn Quốc khi họ lần đầu tiên thâm nhập thị trường Bắc Mỹ vào những năm 1960 và 1980. Các thương hiệu Nhật Bản và Hàn Quốc hiện đại diện cho gần một nửa thị trường ô tô Hoa Kỳ.
Liệu các thương hiệu ô tô Trung Quốc có thể đạt được thành tích tương tự? Sự kết hợp của chính sách, thay đổi công nghệ và một số tiềm năng kéo chân của các nhà sản xuất ô tô lâu đời chắc chắn đang tạo ra một cánh cửa duy nhất cho các thương hiệu xe điện Trung Quốc, nhưng nó cũng sẽ không mở được lâu. Các nhà sản xuất ô tô lâu đời đang tăng cường đầu tư cho xe điện và ngay cả với sự thay đổi công nghệ nhanh chóng, các thương hiệu Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian để giành được thị phần.
Quay trở lại với ví dụ của Nhật Bản, ngay cả với quy trình sản xuất vượt trội và một số khó khăn sau cú sốc dầu, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản vẫn phải mất hàng thập kỷ để đạt được vị trí như ngày nay. Thị phần của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản trên thị trường xe hơi Hoa Kỳ đã tăng từ 4% vào năm 1970, lên 23% vào năm 1990 và 38% vào năm 2010.
Các thương hiệu Nhật Bản cũng có thể giành được thị phần ở Mỹ một phần do họ tập trung vào các phân khúc xe có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, với Big Three của Detroit tập trung vào các phân khúc xe tải có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. EV hiện cũng là một trò chơi có tỷ suất lợi nhuận thấp, nhưng không rõ câu chuyện có kết thúc theo cách tương tự. Các nhà sản xuất ô tô châu Âu nhìn chung đồng ý rằng tương lai là xe điện ngay cả khi một số người trong số họ nghi ngờ về nhu cầu ngắn hạn. Các thương hiệu Trung Quốc cũng đang thâm nhập thị trường quốc tế theo những cách khác nhau, với nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Geely sở hữu Volvo và cổ phần của Daimler.
Tác động lớn hơn từ các thương hiệu Trung Quốc có thể là thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô lâu đời không coi xe điện chỉ là một công cụ tuân thủ và buộc họ phải tiếp tục triển khai xe điện để bảo vệ thị phần. Dù bằng cách nào, cuộc đua vẫn đang diễn ra.