Cuộc cách mạng xe điện đã thúc đẩy các công ty khởi nghiệp “thuần xe điện” ra đời và nhanh chóng chiếm được niềm tin của các nhà đầu tư, khiến giá trị của các startup này vụt tăng lên phi mã, mặc dù thực tế công ty chưa có một đồng doanh thu, lợi nhuận nào, thậm chí chưa bán ra thị trường mẫu xe nào. Điều này thể hiện rõ ràng trong việc các nhà đầu tư định giá khổng lồ đối với một số công ty ngay cả khi các công ty chưa thành lập hoặc mới bắt đầu hoạt động thương mại.
Rivian vượt cả Volkswagen
Cổ phiếu của Rivian Automotive, hãng vừa IPO tuần trước trên Wall Street, đang là một hiện tượng như vậy. Cổ phiếu đã tăng hơn gấp đôi so với giá IPO là 78 USD trong thời gian nhanh chóng, và cuối cùng đóng cửa ở mức cao hơn trong mỗi năm phiên sau khi ra mắt hoành tráng vào ngày 10/11.
Cuộc tăng giá cổ phiếu phi mã đã đưa vốn hóa thị trường của Rivian vượt qua cả gã khổng lồ ô tô Đức Volkswagen. Định giá của Rivian hiện vào khoảng 146,7 tỷ USD, trong khi Volkswagen chỉ là 140 tỷ USD. Rivian hiện chỉ đứng sau công ty tiên phong trong cách mạng xe điện là Tesla và tập đoàn ô tô khổng lồ Nhật Bản Toyota Motor Corporation..
Hệ thống sản phẩm của Rivian bao gồm RIT, một chiếc xe bán tải EV, đã bắt đầu giao cho khách hàng vào tháng 9. Tính đến ngày 30/10, công ty đã sản xuất 180 chiếc R1T và giao 156 chiếc R1T, phần lớn số xe này đều được giao cho nhân viên của công ty. Vào cuối tháng 10, hãng có khoảng 55.400 chiếc R1T và R1S. Rivian dự kiến sẽ đáp ứng được nhu cầu lượng hàng đặt trước vào cuối năm 2023.
Tính đến thời điểm hiện tại, Rivian là công ty được đinh giá trước khi có doanh thu, trong khi Volkswagen đã giao 6,95 triệu xe trong 9 tháng kết thúc vào ngày 30/9 và tạo ra doanh thu 211,19 tỷ USD.
Lucid qua mặt Ford
Lucid Group, Inc bắt đầu giao những chiếc xe đầu tiên vào cuối tháng 10, cũng đã chứng kiến cổ phiếu của công ty tăng vọt.
Công ty sản xuất mẫu sedan chạy điện Lucid Air Dream Edition cạnh tranh với xe Model S của Tesla. Chiếc sedan Lucid Air đi kèm với pin 113 kilowatt giờ, cung cấp phạm vi EPA 836 km so với 667 km của Tesla Model S.
Cổ phiếu Lucid đang đạt được mức tăng lớn do kết quả kinh doanh hàng quý của công ty. Lucid cho biết họ có hơn 17.000 đơn đặt mua trước cho chiếc sedan Air của mình, tăng từ 13.000 trong quý III. Công ty đặt mục tiêu sản xuất 20.000 chiếc vào năm 2022.
Sự phục hồi mạnh mẽ đã khiến vốn hóa thị trường của Lucid vượt trước cả nhà sản xuất ô tô kỳ cựu Ford Motor Company. Lucid hiện là nhà sản xuất ô tô có giá trị cao thứ tám về tổng thể.
Điều gì đang tiếp nhiên liệu cho các startup EV?
Đối tác quản lý của quỹ Loup, Gene Munster, giải thích về việc cổ phiếu của các công ty khởi nghiệp EV tăng “một cách phi lý”.
Trong khi thảo luận về mức định giá cao ngất trời của Rivian, Munster cho biết đây là sự gia tăng đầu tư theo xu hướng, trong đó EV đặc biệt gây say mê đối với các nhà đầu tư, là một phần nguyên nhân khiến giá cổ phiếu của các startup này tăng vọt như vậy. Nhà phân tích cũng lưu ý rằng Rivian đã nhận được nhiều uy tín nhờ được Ford và Amazon chống lưng.
"Tổng hợp lại, chính nỗi sợ bỏ lỡ đã tiếp tục thúc đẩy cổ phiếu Rivian gia tăng", Munster nói. Ông cảnh báo rằng sẽ mất một vài năm mới có thể xác nhận Rivian thành công thực sự hay không.
Một cách ngẫu nhiên, CEO Elon Musk của Tesla đã một vài lần bày tỏ sự chỉ trích của mình về việc định giá cao ngất ngưởng của các công ty này.
"Đây là những ngày kỳ lạ”, Musk nói trong một tweet. Ông tiếp tục đặt câu hỏi liệu có thể định giá một công ty nào đó dưới một tỷ USD mà không cần bán ra bất kỳ chiếc ô tô nào hay không.
Chốt lại, cổ phiếu Rivian và Lucid vẫn tăng, lần lượt với mức tăng là 15,1% lên 172,01 USD và 23,7% lên 55,52 USD.