Các hãng xe rục rịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc

Một số nhà cung cấp linh kiện ô tô tiến hành dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, chi phí và thời gian chuyển đổi thực sự là bài toán khó.

Một số nhà cung cấp linh kiện ô tô tiến hành dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc
Một số nhà cung cấp linh kiện ô tô tiến hành dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc

Tại Giang Tô, một tỉnh ven biển của Trung Quốc, chuỗi cung ứng đã bị phá vỡ do dịch COVID-19 bùng phát. Vì thế, một nhà cung cấp linh kiện ô tô đã chuyển nhà xưởng sản xuất phụ tùng cho hãng xe Nhật Mazda đến một khu vực mới, cách Giang Tô 13.000 km, chính là vùng Guanajuato của Mexico.

Theo hãng tin Reuters, hãng ô tô Nhật Bản đang phải chịu mức chi phí đắt đỏ khi duy trì dây chuyền sản xuất, trong khi đó nhu cầu người tiêu dùng tại những thị trường như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản lại giảm mạnh do đại dịch COVID-19.

Để đối phó với tình trạng thiếu hụt linh kiện ở Trung Quốc, đặc biệt là một linh kiện trong ngoại thất các mẫu Mazda3 và CX-30, nhà cung cấp ô tô đã tăng 50% sản lượng bộ phận đó tại nhà máy của họ ở Mexico, sau đó vận chuyển sản phẩm đến dây chuyền lắp ráp của Mazda tại Nhật Bản.

Tổng cộng, động thái này đã tiêu tốn của Mazda hơn 5 triệu USD, nguồn tin thân cận của Reuters cho biết, viện đến chi phí vận chuyển hàng không và dịch chuyển sản xuất.

Tuy nhiên, Mazda không muốn ngừng sản xuất và đã yêu cầu nhà máy tiếp tục cung cấp. Mazda đang phải chịu chi phí đắt đỏ.

Một phát ngôn của Mazda cho biết công ty đã xem xét các biện pháp đối phó khác nhau để nhanh chóng phục hồi, giảm thiểu tác động đến sản xuất cùng một lúc.

Mặc dù Mexico mang lại giải pháp cho nhà cung cấp Mazda, nhưng nước này cũng đang đứng trước nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng nguồn cung. Các quan chức địa phương cảnh báo sự gián đoạn của các lô hàng từ Trung Quốc có thể giáng một đòn mạnh vào ngành sản xuất ô tô của chính họ.

Là một trong những nhà sản xuất ô tô nhỏ hơn của Nhật Bản, Mazda vẫn đi sau các đối thủ Toyota và Nissan về năng lực bán hàng và sản xuất. Quy mô nhỏ hơn, mô hình sản xuất và thiết kế được chuẩn hóa cũng giúp Mazda và các nhà cung cấp của họ sự linh hoạt cần thiết, khi xem xét các lựa chọn chuyển đổi sản xuất.

Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô lớn hơn, đòi hỏi khối lượng linh kiện nhiều hơn và thường sử dụng nhiều loại linh kiện hơn trên các mẫu xe của họ, có thể có ít tùy chọn hơn.

Nỗ lực dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc

Doanh số bán xe tại Trung Quốc của ba nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản đã giảm tới 85% trong tháng trước khi nhu cầu tại thị trường ô tô hàng đầu thế giới giảm mạnh do dịch bệnh bùng phát, Hiệp hội ô tô Trung Quốc đã phải kêu gọi chính phủ cắt giảm thuế và các biện pháp hỗ trợ bán hàng.

Trong khi đó, sản lượng đèn pha LED và đèn đuôi tại nhà máy Koito ở tỉnh Hồ Bắc, trung tâm dịch COVID-19, đã dừng hoạt động trong tháng 2 sau khi chính phủ Trung Quốc ra lệnh đóng cửa văn phòng, trường học và nhà máy.

Dù các hoạt động đã bắt đầu trở lại, song Koito, nhà sản xuất đèn ô tô lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp linh kiện cho Toyota, Nissan và các công ty khác, cũng đang chuẩn bị chuyển một số hoạt động sản xuất đi nơi khác.

Thời gian và chi phí chuyển đổi sản xuất cũng khiến các nhà cung cấp khác không thể làm theo Koito và nhà cung cấp linh kiện cho Mazda, mặc dù dự đoán sản lượng sản xuất tại Trung Quốc phải mất nhiều tháng nữa mới trở lại bình thường.

Kasai Kogyo, nhà cung cấp các chi tiết trang trí cửa và nội thất cho Honda, cho biết họ đang xem xét khả năng chuyển sản xuất từ ​​nhà máy Vũ Hán sang một trong nhiều nhà máy của họ ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á, nhưng nói thêm rằng chi phí sẽ cao và mất nhiều tháng để ổn định tổ chức.

Các linh kiện hiện đang sản xuất tại Trung Quốc là một trong những bộ phận lớn nhất được sử dụng trong xe hơi, và được đúc từ khuôn, có thể mang đặc trưng riêng của từng mô hình và từng quốc gia, khó vận chuyển vì chúng có thể nặng hàng trăm cân.

Vì vậy, quá trình chuyển đổi sản xuất một phần từ nhà máy này sang nhà máy khác hoàn toàn không dễ dàng.

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.