Nhà sản xuất ô tô cao cấp này đã bán được kỷ lục 2,52 triệu xe vào năm ngoái bất chấp tình trạng thiếu chất bán dẫn đạt tỷ suất lợi nhuận 10,3% trong năm, mức cao nhất kể từ năm 2017.
Tuy nhiên, thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) trong phân khúc ô tô của hãng đã giảm 4,2% trong quý IV do tình trạng thiếu chip toàn cầu, dù BMW cho đến nay đã vượt trội hơn so với các đối thủ, và lượng giao hàng giảm 14,2%.
Lợi nhuận ròng hàng quý của tập đoàn đạt 2,25 tỷ euro, cao hơn 1/3 so với năm ngoái nhưng thấp hơn nhiều so với mức của năm 2019 là 5,02 tỷ euro.
Giá cổ phiếu của BMW đã giảm 7% từ mức đóng cửa ngày 10/3 xuống 70,95 euro, chạm đáy của chỉ số bluechip của Đức cùng với Tập đoàn Volkswagen và Mercedes-Benz phù hợp với sự sụt giảm của cổ phiếu ô tô trên toàn châu Âu trong bối cảnh lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung.
Nhà sản xuất ô tô Pháp Renault, Stellantis cũng như Volvo Thụy Điển đều nằm trong số những công ty có hoạt động kém nhất trong các chỉ số tương ứng của họ vào 10/3.
Các nhà sản xuất ô tô cao cấp phần lớn đã có vị thế tốt hơn trước những rắc rối trong bối cảnh thay đổi của chuỗi cung ứng so với các thương hiệu giá trị vì họ có thể đẩy chi phí cao hơn cho người tiêu dùng thông qua việc tăng giá.
Ví dụ, Mercedes-Benz đã ghi nhận lượng giao hàng giảm 24,7% trong quý 4 năm 2021 nhưng vẫn tăng EBIT lên 12% trong mảng ô tô và xe tải.
Doanh thu của BMW tăng 12,4% so với năm ngoái lên 111 tỷ euro, với lợi nhuận ròng đạt mức cao kỷ lục 12,46 tỷ.
"Chúng tôi đang ở một vị trí tốt và lạc quan về tương lai", Giám đốc điều hành tài chính Nicolas Peter cho biết.
Công ty dự kiến sẽ đề xuất mức cổ tức 5,8 euro cho mỗi cổ phiếu, tăng so với 1,9 euro của năm ngoái.