10 điều có thể bạn chưa biết về giải đua F1

Phương Vy

Ra đời từ năm 1950, Công thức 1 (F1) đã trở thành biểu tượng của môn thể thao đua ô tô trên toàn cầu.

Mọi mùa giải hàng năm của F1 đều thu hút sự chú ý lớn của người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có nhiều điều về giải đua xe này không phải người hâm mộ nào cũng tường tận.

Dưới đây là 10 điều về F1 có thể bạn chưa biết do trang Hot Cars điểm qua:

1. Mỗi đội đua F1 có thể có tới 600 người

10 điều có thể bạn chưa biết về giải đua F1 - Ảnh 1

Số nhân sự của một đội đua F1 xuất hiện tại trường đua vào ngày thi đấu thường vào khoảng 50 người. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều thành viên khác làm việc ở hậu trường để phục vụ cho sự xuất hiện đó. Một vài đội thậm chí có tới 600 người, cùng nỗ lực vì mục đích tạo ra một đội đua tốt nhất.

Những thành phần không thể thiếu của một đội F1 bao gồm kỹ sư, quản lý, nhân viên lắp ráp, tay đua… Con số thành viên có thể thay đổi tùy theo đội, nhưng không có gì là ngạc nhiên khi phải có một lực lượng hùng hậu đến như vậy để phấn đấu mang về một chiến thắng.

2. Có hai chức vô địch mỗi mùa giải

10 điều có thể bạn chưa biết về giải đua F1 - Ảnh 2

Nhiều người đinh ninh rằng các tay đua F1 chỉ cạnh tranh ngôi vị vô địch cá nhân, nhưng F1 thực ra còn có một chức vô địch khác là giải đồng đội (Constructor’s Championship). Chức vô địch này được tính dựa trên tổng điểm mà 2 tay đua trong cùng một đội đua nhận được trong mùa giải.

Chức vô địch đồng đội có thể không hấp dẫn bằng danh hiệu vô địch cá nhân, nhưng giải thưởng này cũng là một khoản tiền đủ lớn để đội đua có thể tiếp tục thi đấu hay rút lui khỏi mùa giải kế tiếp. Trong lịch sử F1, mới chỉ có 10 lần chức vô địch đội đua được trao cho đội không giành ngôi vị tay đua vô địch trong cùng mùa.

3. Mỗi chiếc xe đua F1 có giá dao động từ 10-20 triệu USD

10 điều có thể bạn chưa biết về giải đua F1 - Ảnh 3

Không chỉ xuất hiện cùng nhau, những chiếc xe đua của mỗi mùa giải F1 còn có một đặc điểm chung là tiêu tốn nhiều triệu USD để được tạo ra. Các đội đua không tiết lộ mức giá cụ thể của những cỗ máy mạnh mẽ này, nhưng ước tính mỗi chiếc xe có giá bình quân khoảng 12 triệu USD, và tăng qua từng năm.

Vấm đề nằm ở chỗ, quy chế của giải F1 liên tục thay đổi từ năm nay qua năm khác, và việc điều chỉnh những chiếc xe đua cho phù hợp với quy chế không hề đơn giản. Giá một chiếc xe đua như vậy có thể không phải là lớn nếu so với ngân sách hàng năm khoảng 400 triệu USD cho một đội F1, nhưng con số đó còn chưa bao gồm lương cho đội ngũ chế tạo xe và kỹ thuật.

4. Mỗi tay đua F1 có thể mất khoảng 4 lít nước sau mỗi cuộc đua

10 điều có thể bạn chưa biết về giải đua F1 - Ảnh 4

Sau một chặng đua, các tay đua F1 có thể mất khoảng 3,5-4 lít nước. Nguyên nhân nằm ở hệ thống thông gió khá kém trên xe đua, sự căng thẳng trên đường đua, và mức độ tập trung cao khi điều khiển xe đua.

Tuy nhiên, mức độ mất nước như vậy thường chỉ diễn ra vào những ngày có thời tiết nóng nực, bởi hệ thống điều hòa không phải là một vấn đề được ưu tiên trong một chiếc xe đua F1. Các tay đua được trang bị một hệ thống cung cấp nước uống trong xe để tránh bị mất nước trên đường đua, và một số tay đua thậm chí chọn cách “đi tè” ngay trên xe của mình.

5. Vô-lăng của xe đua F1 có hơn 20 nút điều khiển

10 điều có thể bạn chưa biết về giải đua F1 - Ảnh 5

Vô-lăng của những chiếc xe đua F1 trông không giống như vô-lăng của ô tô thông thường, mà trông tương tự bảng điều khiển của một máy chơi game hay thậm chí là máy bay. Qua các năm, vô-lăng này ngày càng trở nên hiện đại hơn, và thường thì các tay đua tham gia trực tiếp vào việc thiết kế, chế tạo vô-lăng cho chiếc xe của mình.

Trên vô-lăng, tay đua F1 có thể điều chỉnh chế độ động cơ, trao đổi với các thành viên trong đội, thiết lập giới hạn tốc độ… Phần tay cầm bằng cao su của vô-lăng được đúc phù hợp với bàn tay của từng tay đua cụ thể.

6. Con số 13 mới được sử dụng 2 lần

10 điều có thể bạn chưa biết về giải đua F1 - Ảnh 6

Mỗi xe đua và tay đua F1 đều được đánh số để phục vụ cho việc nhận diện ai là ai trên đường đua. F1 có một truyền thống là không sử dụng con số 13 cho bất kỳ đội đua nào. Nhưng trên thực tế, con số được cho là kém may mắn này đã được dùng hai lần trong lịch sử F1, một ở Mexico Grand Prix vào năm 1963 và một ở British Grand Prix vào năm 1976.

Tay đua số 13 ở Mexico Grand Prix 1963 là Moises Solana, một người chưa có tên tuổi gì, nên cả con số và bản thân tay đua cùng khiến khán giả bị sốc khi xuất hiện. Tay đua số 13 ở British Grand Prix 1976 là một phụ nữ có tên Divina Galicia, nhưng theo luật của thời đó, tay đua nữ này cuối cùng không được tham dự giải đấu.

7. 2018 là mùa giải F1 duy nhất bắt đầu và kết thúc với danh sách tay đua không thay đổi

10 điều có thể bạn chưa biết về giải đua F1 - Ảnh 7

2018 là mùa giải đầu tiên và duy nhất trong lịch sử F1 có cùng danh sách các tay đua duy trì từ đầu cho tới khi kết thúc toàn bộ mùa giải. Việc các đội thay đổi tay đua trong quá trình diễn ra một mùa giải F1 không phải là chuyện lạ. Tuy nhiên, trong suốt mùa 2018, đã không có bất kỳ một sự thay đổi nào.

8. Các tay đua chú trọng tăng cường sức khỏe cho phần cổ

10 điều có thể bạn chưa biết về giải đua F1 - Ảnh 8

Nếu chú ý, có thể nhận thấy nhiều tay đua F1 có phần cổ lớn hơn so với người bình thường, nhưng đó chính là điều mà họ muốn. Một cái cổ thật khỏe giúp các tay đua trụ vững khi đội mũ bảo hiểm và các thiết bị hỗ trợ khác với tổng trọng lượng lên tới khoảng 7 kg. Điều này có nghĩa là một cổ của một tay đua phải chịu lực tới gần 34 kg trong lúc điều khiển xe đua.

Các tay đua F1 phải tập luyện thường xuyên, với các bài tập được thiết kế riêng để củng cố các nhóm cơ cổ và lưng trên, để các nhóm cơ này luôn ở trong trạng thái khỏe nhất có thể.

9. Xe F1 không được nạp thêm nhiên liệu trong lúc thi đấu

10 điều có thể bạn chưa biết về giải đua F1 - Ảnh 9

Đường đua F1 cũng có các trạm dừng (pit stop), nhưng không giống như giải đua Nascar, các điểm dừng này không nạp nhiên liệu cho xe trong lúc đang diễn ra cuộc đua. Thay vào đó, xe đua F1 được nạp nhiên liệu trước lúc thi đấu và các trạm dừng chỉ làm nhiệm vụ thay lốp. Lý do đằng sau quy định không tiếp nhiên liệu cho xe trong lúc đua là lý do an toàn, bởi sự cố nguy hiểm có thể xảy ra, đe dọa tay đua, đội ngũ kỹ thuật và khán giả.

Ngoài ra, việc cấm tiếp nhiên liệu trên đường đua cũng san bằng lợi thế mà một số đội có được so với đối thủ, giúp giải đua trở nên bình đẳng hơn với tất cả các đội tham gia.

10. Đã có 53 tay đua F1 thiệt mạng trên đường đua

10 điều có thể bạn chưa biết về giải đua F1 - Ảnh 10

Số tay đua F1 thiệt mạng trên đường đua đã giảm mạnh kể từ khi các quy định mới về an toàn được áp dụng. Cần phải nói rằng đây là một môn thể thao cực kỳ nguy hiểm và càng trở nên nguy hiểm hơn khi xe đua đạt những giới hạn vận tốc mới.

Từ năm 2004 đến nay, có 4 lần xảy ra tai nạn chết người trên đường đua F1, giảm nhiều so với trước kia, nhưng vẫn gây ra mất mát lớn không thể bù đắp cho gia đình các tay đua và người hâm mộ.

Theo Hot Cars

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.