Và như thế, những người đi xe máy quyết định rằng sở hữu một trong những chiếc xe hai bánh mạnh mẽ là một tính cách cá nhân, không giống như việc sở hữu bất kỳ thứ gì khác.
Tuy nhiên, một tình yêu tự do và tốc độ như vậy, lại sống ở những vùng đất hoang dã, tình yêu đó phải đảm bảo an toàn. Hãy xem lái xe máy an toàn hơn hay lái ô tô an toàn hơn, dựa theo những phân tích sau đây của trang Hot Cars.
Người đi xe máy dễ bị thương hoặc tử vong hơn so với những người đi ô tô
Theo hãng luật Mahoney Law chuyên nghiên cứu về các điều luật thương vong, các vụ tai nạn giao thông ở Denver (Mỹ), một người đi xe máy có nhiều khả năng bị thương nặng hoặc tử vong hơn so với những người đi ô tô.
Từ trước đến nay, đi xe máy được cho là có nhiều rủi ro hơn, điều này cũng đã được xác nhận một lần nữa trong phân tích mới nhất về các vụ tai nạn nghiêm trọng do Fort Collins Coloradoan thực hiện. Phân tích này cho thấy số người tử vong vì tai nạn giao thông tăng đột biến vào năm 2015 ở Colorado, trong đó có hơn 100 trường hợp tử vong đi xe máy, và Sở Giao thông Vận tải Colorado gọi những chỉ số này là "chưa từng có".
Xem xét số liệu ở một khía cạnh rộng hơn, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ thống kê cho thấy có ít nhất 523 trường hợp tử vong do tai nạn xe máy vào năm 2015, tăng gần 50 trường hợp so với năm 2014.
Ngoài ra, theo các cơ quan chức năng, người đi xe máy cần có trách nhiệm cao hơn những người đi ô tô trong việc đảm bảo an toàn trên đường. Tuy vậy, những người ủng hộ xe máy vẫn cho rằng đi xe máy có thể thực sự an toàn hơn so với việc lái xe hoặc ngồi trong xe hơi!
Tầm nhìn của người lái xe máy tốt hơn ô tô
Theo Luật Ellis Injury Law, khi xử lý một vụ va chạm trực diện giữa xe máy và ô tô, hầu hết chúng ta đều nhận thấy ô tô an toàn hơn. Đó là vì lái xe ô tô được bảo vệ trong một “chiếc lồng kim loại” chắc chắn và còn có nhiều tính năng an toàn. Nhưng câu hỏi thực sự là, điều này có khiến việc đi ô tô an toàn hơn so với xe máy không?
Thông thường, kích thước và sự đồ sộ cùng nhiều hành khách ngồi bên trong xe khiến ô tô khó điều khiển hơn trong các tình huống đột ngột hoặc “ngàn cân treo sợi tóc”. Lái xe phải tính đến các lựa chọn hạn chế của mình để thoát khỏi các sự cố va chạm.
Thứ hai, tầm nhìn của người lái xe trong một chiếc xe lớn có thể bị cản trở khi so sánh với xe máy. Khi đi xe máy, lái xe có thể không bị bất cứ gì cản trở tầm nhìn - và đây cũng là tác động tích cực và tiêu cực của việc đi xe máy.
Người lái xe máy có thể nhìn bao quát các góc xung quanh, nhưng vì sự tự do tầm nhìn đó, lái xe máy cũng không được bảo vệ như lái xe ô tô trong trường hợp tai nạn.
Xe máy hay ô tô an toàn hơn?
Theo ý kiến của một công ty luật, xe máy có khả năng tránh được các vụ va chạm, tai nạn giao thông hiệu quả hơn so với ô tô, nhờ khả năng cơ động như đã nói ở trên.
Thứ nhất, xe máy gọn nhẹ, nhanh nhẹn và khả năng tăng tốc cao hơn, giúp chúng an toàn hơn trong nhưng pha tránh va chạm, vật dụng trên đường, những va chạm nguy hiểm và các trường hợp lái xe không an toàn khác.
Hơn nữa, có thể giả định người lái ô tô dễ bị phân tâm khi điều khiển phương tiện hơn so với người đi xe máy. Bởi vì, khi ngồi trong ô tô, họ có thể làm một số thao tác cá nhân khác, dù nhỏ, song cũng khiến họ bị phân tâm khỏi xa lộ trong 1-2 giây. Ngoài ra, người lái ô tô có thể cảm thấy họ được bảo vệ tốt hơn so với người đi xe máy ở không gian mở bên ngoài, vì thế họ nghĩ họ có thể làm nhiều thứ thay vì chỉ tập trung vào lái xe.
Rõ ràng, với những báo cáo, số liệu và nghiên cứu khác nhau, trả lời câu hỏi đi xe máy hay ô tô an toàn hơn vô cùng khó. Mỗi phương tiện lại có những đặc điểm khác nhau!