Michael Taylor, 60 tuổi và Peter Taylor, 28 tuổi, đã bị buộc tội giúp Ghosn trốn khỏi Nhật Bản bất hợp pháp vào tháng 12/2019. Ghosn lúc đó đang phải đối mặt với cáo buộc có hành vi sai trái về tài chính tại Nissan. Cựu giám đốc điều hành đã phủ nhận mọi cáo buộc của các công tố viên, cho rằng ông sử dụng tiền của công ty cho mục đích cá nhân. Ghosn đã được đưa trốn thoát khỏi Nhật Bản trong một chiếc hộp đựng thiết bị âm thanh và cuối cùng đã chuyển đến Beirut, nơi ông hiện đang cư trú.
Vào tháng 3, bộ đôi hai cha con Michael Taylor và Peter Taylor đã được đưa đến Nhật Bản. Đây là một trường hợp dẫn độ hiếm hoi và được coi là chiến thắng rất cần thiết cho hệ thống tư pháp của Nhật Bản sau khi cựu giám đốc điều hành ô tô Nissan bỏ trốn. Cuối tháng đó, các công tố viên chính thức buộc tội cả hai đã trợ giúp Ghosn trốn thoát.
Vụ án của hay cha con nhà Taylor ở Tokyo là tình tiết bổ sung mới nhất cho các thủ tục pháp lý trên khắp thế giới liên quan đến Ghosn. Cựu giám đốc Nissan Greg Kelly hiện đang hầu tòa ở Tokyo vì bị cáo buộc giúp Ghosn giảm nhẹ khoản bồi thường, trong khi đó Nissan đang kiện Ghosn đòi bồi thường thiệt hại 10 tỷ yên (95 triệu USD) trong một vụ kiện riêng đang diễn ra ở Yokohama. Các nhà điều tra Pháp đã thẩm vấn Ghosn ở Beirut về cáo buộc ông ta bòn rút tiền của Renault SA, và tháng trước, cựu giám đốc điều hành đã được lệnh phải trả gần 5 triệu euro (6 triệu USD) cho một đơn vị địa phương của Nissan trong một vụ án ở Hà Lan.
Từng là Green Beret (Lính Mũ nồi xanh - Green Berets - là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Lục quân Mỹ), Michael Taylor chưa bao giờ phủ nhận việc mình tham gia vào vụ vượt ngục của Ghosn và thậm chí còn mô tả cách ông đã thực hiện chiến dịch trốn thoát trong một cuộc phỏng vấn với Vanity Fair trước khi bị bắt. Là một nhà tư vấn bảo mật lâu năm, Taylor cho biết ông đã lên kế hoạch hoạt động trong nhiều tháng.
Và trong khi Michael Taylor khẳng định rằng con trai mình không có vai trò gì trong vụ vượt ngục, nhóm pháp lý đã không nêu vấn đề đó ra tòa cho đến khi việc dẫn độ của họ được ủy quyền tại Mỹ. Các luật sư của hai cha con Taylor tuyên bố những gì cặp đôi đã làm là giúp một người “tại ngoại", đây không phải là một tội phạm ở Nhật Bản.
Nếu bị kết án, hai cha con nhà Taylor phải đối mặt với mức án tối đa ba năm tù giam vì tội chứa chấp hoặc tạo điều kiện cho tội phạm trốn thoát. William Cleary, giáo sư tại Đại học Hiroshima Shudo chuyên về luật hình sự Nhật Bản, cho biết hệ thống pháp luật Nhật Bản sẽ “cứng rắn nhưng công bằng” với Taylor. Ông nói có lẽ họ sẽ không nhận được mức án tối đa.
Nếu Taylor bị kết án, không rõ liệu họ có được vinh danh quãng thời gian họ đã phục vụ tại Mỹ hay không. Bộ Ngoại giao cho biết họ sẽ thông báo cho chính phủ Nhật Bản về khoảng thời gian mà Taylor đã phục vụ nhằm làm tình tiết giảm án, hãng tin Bloomberg đưa tin.
Sinh ra ở Đảo Staten, New York, Michael Taylor gia nhập quân đội Mỹ sau khi học trung học và được đào tạo các kỹ năng bao gồm nhảy HALO: nghệ thuật nhảy từ máy bay ở độ cao 30.000 feet (hơn 9.000 mét) trở lên và rơi tự do trước khi mở dù. Ông được đưa đến Lebanon trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến tàn bạo kéo dài suốt 15 năm và kết thúc vào năm 1990. Thời gian này, Michael Taylor gặp người vợ tương lai Lamia và cả Ghosn. Lamia là một người dân tộc thiểu số Maronite Christian của Lebanon.
Taylor cũng có thói quen hoạt động ở những “vùng xám”. Trong những năm 1990, Taylor bị truy tố tại Massachusetts với các cáo buộc bao gồm nghe lén điện thoại. Sau đó, tờ New York Times đưa tin ông có kết nối với một mạng lưới gián điệp phạm pháp ở Afghanistan. Năm 2012, các công tố viên liên bang đã buộc tội Taylor hối lộ một sĩ quan quân đội để bỏ túi 54 triệu USD trong các hợp đồng, đồng thời âm mưu với một đặc vụ FBI nhằm dập tắt cuộc điều tra về vấn đề này. Taylor đã nhận tội gian lận và vi phạm luật đấu thầu liên bang và bị kết án hai năm tù.
Trước đó, hồi đầu năm 2020, cựu Chủ tịch hãng ô tô Nhật Bản Nissan Carlos Ghosn, một bị cáo hình sự, đã trốn khỏi Nhật Bản trong một chuyến “đào tẩu” đầy ngoạn mục. Thậm chí, sau khi Ghosn trốn thoát, chính phủ Nhật Bản gần như “ngơ ngác”, không biết phải phản ứng như thế nào. Ghosn được tại ngoại và bị kiểm tra, theo dõi gắt gao tại Tokyo. Ông không được phép truy cập Internet ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, chỉ gọi điện cho vợ khi được cho phép và các mật vụ luôn luôn theo sát ông. Vậy nhưng, bằng cách nào đó Ghosn đã trốn thoát khỏi Nhật Bản, đến Lebanon, nơi ông là một công dân hợp pháp.