Phần 1: Kế hoạch "tuyệt mật"
Phần 2: Hai mắt xích quan trọng
Ghosn nhanh chóng đến Grand Hyatt Tokyo gần đó, khách sạn nối liền với Roppongi Hills, một trung tâm thương mại và văn phòng khổng lồ với một loạt các lối vào và lối ra rất khó hình dung trên các tầng khác nhau. Từ đó, theo truyền thông Nhật Bản, Ghosn tìm đường đến ga Shinagawa, một trung tâm đường sắt lớn và lên một chuyến tàu cao tốc đến Osaka. Sự hiện diện của Ghosn trên phương tiện giao thông công cộng không có gì đáng ngờ. Bởi vì, theo các điều khoản bảo lãnh, ông được phép đi du lịch trong nước, và trước đó Ghosn đã đến thăm Kyoto, nằm trên cùng một tuyến đường tàu cao tốc, với một trong các con gái của mình.
Và như vậy, chuyến khởi hành của Ghosn từ Nhật Bản đã được lựa chọn hết sức cẩn thận, đội Taylor đã đánh giá một loạt các kịch bản. Sử dụng hộ chiếu giả để đưa Ghosn lên máy bay riêng là một canh bạc 50-50: tem nhập cảnh của Nhật Bản có chứa mã QR, nếu được quét sẽ nhanh chóng phát hiện ra hành vi lừa dối. Một lựa chọn khác, đưa Ghosn lên một con tàu chở hàng, song cuối cùng phương án này bị từ chối vì quá phức tạp.
Người của Taylor đã khảo sát các sân bay trên cả nước, tìm kiếm các nhà ga có an ninh lỏng lẻo. Vài tháng trước, nhóm nghiên cứu đã quan sát và thấy rằng các máy quét X-quang trong nhà ga tư nhân Kansai quá nhỏ, không thể quét những hộp lớn. Nghĩa là, các vật phẩm quá khổ được “vẫy tay” cho qua dễ dàng. Hành trình diễn ra vào đêm 29/12. Các quan chức sân bay đã không kiểm tra các hộp đen lớn mà Taylor và Zayek mang theo. Tất cả họ lên Bombardier bay đến Istanbul mà không gặp sự cố nào; và khoảng sau 11 giờ đêm, máy bay đã ở trên không trung.
Khoảng 12 giờ sau, máy bay hạ cánh xuống sân bay Ataturk của Istanbul. Một người quản lý của MNG tên là Okan Kosemen, đang chờ sẵn để chào đón. Trong các tuyên bố sau đó với một thẩm phán Thổ Nhĩ Kỳ, Kosemen kể lại rằng khi ông lên tàu, có hai người Mỹ có lẽ là Taylor và Zayek đã dẫn ông ra phía sau cabin. Ở đó, Ghosn đang chờ trong phòng tắm. Kosemen đợi phi hành đoàn rời đi, đuổi một kỹ thuật viên ra ngoài và đưa Ghosn vào một chiếc xe Ford để đưa ông lên máy bay thứ hai và tới Lebanon. (Kosemen nói ông không biết mình đang giúp đỡ một kẻ chạy trốn khi sắp xếp mọi thứ và ông còn bị đe dọa gia đình sẽ gặp họa nếu không hợp tác. MNG cũng nói không biết Ghosn có mặt trên các chuyến bay).
Các hộ chiếu của Ghosn được xem là một điều kiện bảo lãnh - với một ngoại lệ. Ông có hai hộ chiếu Pháp, một đặc quyền được trao cho những công dân có lịch trình du lịch đặc biệt đòi hỏi khắt khe. Ghosn được phép giữ hộ chiếu thứ hai; Luật pháp Nhật Bản yêu cầu người nước ngoài phải mang theo giấy tờ tùy thân mọi lúc. Giấy tờ phải được giữ trong một hộp nhựa, được niêm phong bằng khóa và chỉ phối hợp với luật sư mới được phép mở. Nhưng Ghosn đã mở nó và sau đó trình giấy tờ cho một thanh tra viên tại sân bay quốc tế Rafic Hariri của Beirut như bất kỳ du khách nào khác. Đó là hành động pháp lý đầu tiên Ghosn thực hiện kể từ khi rời Nhật Bản.
Trong vài ngày đầu sau khi Ghosn trốn thoát, các quan chức Nhật Bản dường như không biết phải phản ứng thế nào. Thủ tướng Shinzo Abe và các đại biểu không đưa ra tuyên bố chính thức nào; tại Bộ Tư pháp và văn phòng công tố viên Tokyo, các nhà báo cố gắng có bình luận của người phát ngôn. Sự im lặng gần như thúc đẩy những ý nghĩ rằng Ghosn đã tìm ra ánh sáng xanh cho cuộc đời sau khi trốn thoát, và các quan chức chính phủ đã quá mệt mỏi với các vấn đề đau đầu trong quan hệ công chúng khi truy tố một bị cáo cấp cao như vậy và “sẽ tốt hơn khi thoát khỏi anh ta”.
Tuy nhiên, những lý thuyết đó sớm bị loại bỏ. Vào ngày 7/1/2020, các công tố viên cho biết họ đã có lệnh bắt giữ Carole, với lý do bà đã có những lời khai sai lệch hơn 8 tháng trước đó. Đại diện của Ghosn đã xem động thái này như một mối đe dọa rõ ràng của chính phủ Nhật với Ghosn trước khi ông xuất hiện trước công chúng. Cuộc họp báo đã được lên kế hoạch vào ngày 8/1 tại Beirut, trong văn phòng của hiệp hội nhà báo quốc gia, và được Ghosn lên lịch trình là cơ hội để ông vạch trần sự bất công và cuộc đàn áp chính trị phía sau. Khi thời gian họp báo sắp đến, các phóng viên Nhật Bản bị đuổi ra vỉa hè bên ngoài địa điểm; không được công nhận tham dự, một quyết định mà Ghosn nói là do ông đã bị báo chí Tokyo đối xử không công bằng.
Được vệ sĩ che chắn, Ghosn vào phòng họp báo ngay trước 3 giờ chiều. Mái tóc của ông, trước đây màu đen tuyền, đã đổ sang màu xám xám, những đường nét vằn sâu trên khuôn mặt. Nhưng vẫn không thể nhầm lẫn được, đó là Ghosn: tự tin, bình tĩnh và hoàn toàn mang phong thái chỉ huy. Cuộc họp báo kéo dài hơn một giờ.
Ghosn đã “nói tất cả”, ngoại trừ 2 chủ đề: chi tiết về cuộc trốn thoát của ông, nhằm bảo vệ những người đã giúp đỡ ông, và danh tính của các quan chức Nhật Bản mà ông tin là đã tham gia vào âm mưu.
“Tôi sẽ không nói về việc tôi rời khỏi Nhật Bản như thế nào, mà tôi sẽ nói về việc tại sao tôi rời khỏi Nhật Bản”, Ghosn nói tại cuộc họp báo.