Ô tô Trung Quốc sắp “lột xác”, trở thành ô tô tốt nhất thế giới

Với tất cả những lợi thế của mình, Trung Quốc có thể là quốc gia dẫn đầu, và trở thành quê hương của những chiếc ô tô tốt nhất trên thế giới.

Ô tô Trung Quốc sắp “lột xác”, trở thành ô tô tốt nhất thế giới - Ảnh 1

Người châu Âu và các quốc gia phương Tây thống trị ngành công nghiệp ô tô trong hơn một thế kỷ, họ đã cho ra đời những mẫu xe xuất sắc. Cho dù đó là tiếng đập mạnh của chiếc Volkswagen ở Wolfsburg hay vẻ đẹp của chiếc Ferrari từ Modena, những thương hiệu này đều mang tính biểu tượng - và mang về bộn tiền cho các nhà sản xuất. Khi chúng ta nói về độ tin cậy, chúng ta nghĩ về ô tô của người Đức, và sau đó là ô tô của người Nhật. Nhưng nếu nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế quá lâu, sản phẩm ô tô của một người mới nổi sẽ sớm bám gót và vượt qua xe Đức, xe Nhật.

Thật ra, Trung Quốc không hẳn là những người mới nổi: Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, trở thành nhà sản xuất xe hơi nhiều nhất trên thế giới từ hơn một thập kỷ qua. Mặc dù đã đạt được cột mốc đó vào năm 2008, ô tô của Trung Quốc chủ yếu vẫn là hàng nhái giá rẻ các loại xe phương Tây.

Tuy nhiên, gần đây đã có nhiều tranh cãi cho rằng Trung Quốc đang sản xuất ra những chiếc xe hơi tốt nhất thế giới và đang trên đà thống trị ngành sản xuất ô tô. Điều này đã xảy ra như thế nào, và liệu phương tây có thể lấy lại vương miện của mình không?

Lợi thế Bắc Kinh

Trung tâm sản xuất ô tô của thế giới đã chuyển từ châu Âu đến Mỹ vào đầu những năm 1900, khi Detroit phát triển thành một cường quốc ô tô trên thế giới. Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu tăng trưởng vượt trội vào những năm 1980 và 1990, và châu Âu mới tăng trở lại vào những năm đầu thập niên khi Volkswagen cạnh tranh với Toyota giành ngôi vị nhà sản xuất số một về sản lượng.

Mỗi châu lục lại có thêm những hương vị riêng trong suốt chặng đường, từ đổi mới về an toàn ở châu Âu đến sản xuất hàng loạt ở Mỹ đến sản xuất tinh gọn ở Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc từng bước xây dựng khả năng chế tạo ô tô trong những giai đoạn này. Ban đầu, họ sản xuất các phương tiện tiện ích do Liên Xô thiết kế theo giấy phép vào những năm 1950, trước khi các công ty quốc doanh của họ đạt được thỏa thuận tương tự trong việc liên doanh với các nhà sản xuất phương Tây như General Motors và Volkswagen vào những năm 1980. Những chiếc xe này được sản xuất ra có thiết kế đẹp hơn và tinh vi hơn, và chẳng bao lâu nữa, các con đường của Trung Quốc sẽ đông nghẹt những chiếc xe ô tô nhái phương Tây.

Nhưng nếu điều đó nâng Trung Quốc lên vị trí nhà sản xuất ô tô số một thế giới về sản lượng, thì giờ đây họ có thể tiến xa hơn. Mục tiêu của bất kỳ quốc gia ô tô nào cũng là sản xuất ra những chiếc xe có chất lượng vượt trội, giá thấp nhất có thể, đồng thời làm hài lòng người mua bằng các tính năng sáng tạo và thiết kế đẹp.

Nói về chất lượng xe đơn giản là nói về độ tin cậy, và cả những gì tạo nên chất lượng của một chiếc xe, như chiếc xe được hoàn thiện tốt như thế nào, độ đồng đều của lớp sơn hoàn thiện, cách các tấm panel trên thân xe liên kết với nhau tốt như thế nào, và thậm chí - như Volkswagen đã làm và trở nên nổi tiếng - đó là âm thanh phát ra khi chúng ta đóng cửa xe.

Ô tô Trung Quốc sắp “lột xác”, trở thành ô tô tốt nhất thế giới - Ảnh 2

Xe Nhật và Hàn chiếm ưu thế về độ tin cậy, trong khi chất lượng chế tạo là thứ được người Đức bảo tồn cho những chiếc xe sản xuất hàng loạt, những cái tên Anh quốc như Rolls-Royce và Bentley thuộc dòng hạng sang.

Trung Quốc hiện là một mối đe dọa lớn trên cả hai mặt trận. Là một quốc gia mới học cách sản xuất quy mô lớn, họ hưởng lợi từ tất cả những công nghệ tiên tiến và những kinh nghiệm trước đó. Các quốc gia đương nhiệm sẽ phải bắt đầu từ đầu để đạt đến lợi ích tiên tiến, gây nhiều biến động và tốn kém chi phí. Chẳng hạn, nhiều nhà máy sản xuất ô tô ở Mỹ đã được xây dựng từ những năm 1950 hoặc thậm chí trước đó.

Trung Quốc cũng có nhiều thuận lợi giúp họ sản xuất ô tô với mức giá phù hợp. Mức lương nhân công tại đây vẫn tương đối thấp và Trung Quốc có hàng triệu công nhân lành nghề đã quen với nền văn hóa sản xuất mạnh mẽ của đất nước. Công nhân có tay nghề rất quan trọng, giúp giảm chi phí vì họ chế tạo ra những phương tiện tốt, ít phải sửa chữa, điều chỉnh hoặc chế tạo lại.

Trung Quốc cũng có mạng lưới vận chuyển tuyệt vời, nhiều nhà máy ô tô gần Thượng Hải, cảng vận chuyển lớn nhất thế giới, bao gồm gigafactory của Tesla, một trong những cơ sở lớn nhất trên thế giới, có khả năng sản xuất khoảng 2.000 ô tô mỗi ngày. Đưa sản phẩm ra ngoài, vận chuyển tới tay khách hàng nhanh chóng, giảm chi phí và nhà sản xuất được thanh toán sớm hơn. Ngoài ra, quan trọng không kém chính là chuỗi cung ứng linh kiện khổng lồ của Trung Quốc - đất nước từ lâu là nhà xuất khẩu linh kiện xe hơi lớn sang các quốc gia khác. Tất cả điều này tạo ra lợi thế kinh tế khổng lồ mà không một quốc gia nào trên thế giới có được.

Dẫn đầu cuộc chơi xe điện

Phải thừa nhận rằng ô tô Trung Quốc trong thập kỷ qua không có thiết kế hoặc hiệu suất như người tiêu dùng phương Tây mong đợi, do đó không bán được nhiều hàng. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi nhanh chóng. Các công ty khởi nghiệp như Polestar (thuộc sở hữu của Volvo) đang chế tạo ra những chiếc xe vừa đạt chất lượng hoàn thiện vừa có các tính năng an toàn, thiết kế và hiệu suất mà người phương Tây mong  muốn. Doanh số của chiếc SUV điện Polestar 2 đã thực sự vượt xa Tesla Model 3 ở Thụy Điển và Na Uy, mặc dù Model 3 nhìn chung vẫn là mẫu xe bán chạy hơn.

Model 3 và Model Y của Tesla được sản xuất cả ở Mỹ và Trung Quốc. Người dùng hai mẫu xe này của Tesla ở châu Âu nhận xét phiên bản sản xuất tại Trung Quốc tốt hơn. 

Ô tô Trung Quốc sắp “lột xác”, trở thành ô tô tốt nhất thế giới - Ảnh 3

Polestar và Tesla đều có nhà máy rất hiện đại và chạy hoàn toàn bằng điện. Cả hai đều được thiết kế theo hướng Tây, cũng như iX3 của BMW, một mẫu SUV chạy điện hoàn toàn được sản xuất tại Trung Quốc và xuất khẩu trở lại châu Âu. Giống như Polestar và Tesla, iX3 đang tận dụng chuỗi cung ứng của Trung Quốc trong lĩnh vực pin EV, cùng nhiều thứ khác.

Các phương tiện do Trung Quốc thiết kế và chế tạo không hề kém xa về thiết kế (nếu không muốn nói là ngang ngửa) và bắt đầu xâm chiếm thị trường châu Âu. Xpeng là một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc chỉ sản xuất xe điện. Được bán khá chạy ở Trung Quốc, Xpeng đang tiến hành những bước đầu tiên vào châu Âu, tới Na Uy với mẫu G3 của mình. Các bài đánh giá chiếc SUV nhỏ gọn này của báo chí ô tô rất tốt. Trong khi đó, Nio là một nhà sản xuất Trung Quốc khác cũng đang có những bước tiến lớn nhằm trở thành tên tuổi toàn cầu trong lĩnh vực xe điện thuần túy.

Tất nhiên, ô tô Trung Quốc vẫn còn ở những chặng đường đầu tiên thống trị thế giới và luôn có khả năng bị đảo ngược tình thế trước những biến động địa chính trị. Nhưng cuối cùng, có vẻ tất cả những gì thuận lợi nhất đang nằm ở Trung Quốc. Cuộc cách mạng tiếp theo trong lĩnh vực ô tô là thay thế xe chạy bằng xăng và dầu bằng xe điện.

Với tất cả những lợi thế của mình, Trung Quốc vẫn có thể là quốc gia dẫn đầu, để cuối cùng sẽ trở thành quê hương của những chiếc ô tô tốt nhất trên thế giới.

Theo Conversation

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.