Nissan cũng như các hãng xe lớn khác trên toàn cầu buộc phải cắt giảm sản lượng vì thiếu chất bán dẫn và các linh kiện khác. Tuy nhiên, nhu cầu xe tại các thị trường chủ chốt như Trung Quốc và Mỹ đang tăng lên khi chi tiêu của người tiêu dùng phục hồi sau đợt đại dịch lao dốc.
"Hai năm trước, chúng tôi gặp vấn đề về cách bán hàng nhưng đó không phải là vấn đề ngày nay", Giám đốc điều hành Ashwani Gupta cho biết.
Nissan cũng đã được hưởng lợi khi cải tiến dòng xe cũ như một phần của kế hoạch kinh doanh nhằm cải thiện lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng toàn cầu.
Giám đốc tài chính Stephen Ma cho biết, điểm hòa vốn của Nissan hiện là khoảng 3,7 triệu xe mỗi năm, sụt giảm so với 4,4 triệu.
Nissan hiện kỳ vọng lợi nhuận hoạt động cả năm là 180 tỷ yên (1,59 tỷ USD) so với dự đoán trước đó là 150 tỷ yên. Con số này cao hơn mức lợi nhuận trung bình 161 tỷ yên dựa trên dự báo từ 23 nhà phân tích.
Mới đây, Honda Motor Co đã cắt giảm triển vọng lợi nhuận hoạt động cả năm 15% vì thiếu chip, trong khi Toyota Motor Corp cắt giảm mục tiêu bán xe hàng năm và cảnh báo rằng việc thiếu chất bán dẫn vẫn gây rủi ro cho kế hoạch sản xuất của họ.
Gupta cảnh báo rằng việc thiếu chip vẫn là "một thách thức" khi sự cạnh tranh về thành phần quan trọng ngày càng tăng giữa các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất thiết bị điện tử.
Nissan đã công bố lợi nhuận hoạt động là 62,8 tỷ yên trong ba tháng tính đến ngày 30 tháng 9 so với mức lỗ 4,8 tỷ yên một năm trước đó. Kết quả đó tốt hơn so với dự báo lỗ trung bình 4,4 tỷ yên từ 10 nhà phân tích.