Theo nhà nghiên cứu người Nhật Hui Zhang, Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa, một chiếc EV chạy bằng loại pin có thể di chuyển được quãng đường trung bình là 300 km trong một lần sạc. Khả năng lưu trữ năng lượng này có thể được cải thiện với loại pin lithium-sulphur, có thể lưu trữ đủ năng lượng để cung cấp phạm vi hoạt động của xe điện lên đến 500 km trước khi chúng cần được sạc lại.
Nhưng có một lý do khiến pin lithium-sulphur chưa được coi là sự thay thế hợp lệ cho lithium-ion và chưa được thương mại hoá bởi thực tế là chúng không đủ bền.
Các thành phần của pin lithium-sulphur nhanh chóng hư hỏng. Lưu huỳnh và lithium sẽ phản ứng hóa học và tạo thành một sản phẩm gọi là lithium polysulfide.
Các loại pin lithium-sulfur hiện tại còn thực hiện quá trình này xa hơn nữa với lithium polysulfide nhanh chóng hòa tan thành polysulfide. Nói một cách dễ hiểu hơn, điều này có nghĩa là pin của bạn sẽ có tuổi thọ ngắn và nhanh chóng bị suy giảm chất lượng.
Tuy nhiên, nếu lithium polysulfide chuyển đổi thành lithium sulfide hoặc lithium persulfide càng nhanh càng tốt thì sẽ có một pin lithium-lưu huỳnh hoàn hảo, ổn định hơn và có phạm vi sử dụng được cải thiện đáng kể. Và đó là những gì người Nhật đã làm, sử dụng một số vật liệu giúp đẩy nhanh quá trình và chúng cũng tiết kiệm chi phí và dễ áp dụng. Chưa kể pin lithium-sulphur mới sạc trong thời gian ngắn hơn so với pin lithium-ion.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm chạy loại pin mới trong 200 chu kỳ và kết luận rằng hiệu suất của nó gần như như nhau. Hiện tại, các nhà nghiên cứu của Nhật vẫn đang làm việc để cải thiện hơn nữa hiệu suất của pin lithium-sulfur mới để có thể thương mại hoá loại pin mới này trong tương lai.