Để không làm các khách hàng thất vọng, Lamborghini đã chọn làm điều gì đó khác biệt bằng cách khởi động lại dây chuyền sản xuất để sản xuất bù.
Nhìn bề ngoài, đây có vẻ là một điều đơn giản, nhưng Lamborghini không nhất thiết phải có hàng đống bộ phận và khung phụ tùng đặt xung quanh luôn sẵn sàng, vì vậy họ đã phải đi vòng quanh nhiều nhà cung cấp của mình và đàm phán về các dòng linh kiện mới. Đặc biệt, trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị đứt gãy như hiện tại trên toàn thế giới, có lẽ rất khó khăn và tốn kém.
Lamborghini chưa giải thích cách họ lên kế hoạch xử lý hậu cần cho kế hoạch sản mới này vì nó liên quan đến những khách hàng đã đặt mua xe của họ.
Thực tế, quyết định này của Lamborghini không phải là chưa có tiền lệ. Porsche đã làm điều tương tự vào năm 2019 khi một con tàu chở hàng bị chìm cùng với các mẫu 911 GT2 RS trên tàu. Sau đó hãng này đã bắt đầu lại sản xuất và nhận xe của khách hàng, mặc dù có sự chậm trễ.
Trước đó, vào ngày 17/2 vừa qua, một tai nạn hàng hải nghiêm trọng đã xảy ra. Một con tàu chở 4.000 siêu xe tên Felicity Ace đã bất ngờ bốc cháy và trôi dạt vào bờ biển Azores (Bồ Đào Nha). Con tàu dài 200 mét đột ngột bốc cháy từ khoang hầm chứa. Đây cũng chính là nơi đặt nhiều siêu xe. Theo thống kê, số ô tô trên tàu Felicity Ace đều thuộc các hãng xe xa xỉ nổi tiếng nhất thế giới, bao gồm Porsche, Volkswagen, Lamborghini, Bentley và Audi.
Có giá trị cao nhất là các Aventador Ultimae, cũng là bản sản xuất cuối cùng của dòng siêu xe này. Tổng cộng 15 xe trên tàu. Ngoài Aventador Ultimae, Lamborghini còn khoảng 70 chiếc khác cùng chung số phận trên tàu Felicity Ace, với phần lớn là siêu SUV Urus.
Rất may mắn 22 thành viên thủy thủ đoàn đều được cứu khỏi tàu và không gây ra thiệt hại về người. Tuy nhiên, ước tính thiệt hại đã lên tới 155 triệu USD, chưa kể các loại chi phí khác phục vụ việc cứu hộ.