Kỷ nguyên xe điện: những cái bắt tay tỷ USD của các “ông lớn ô tô”

Đó không chỉ là những mối quan hệ hợp tác, mà còn là “điều cần thiết của ngành công nghiệp ô tô” trong tình thế hiện tại.

CEO kiêm Chủ tịch GM Mary Barra và Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành LG Chem Hak-Cheol Shin tại phòng thí nghiệm sản xuất pin ô tô ở Warren, Mich. Tại đây, nơi các công ty đã công bố liên doanh trị giá 2,6 tỷ USD mới vào ngày 5/12/2019. Ảnh: CNBC
CEO kiêm Chủ tịch GM Mary Barra và Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành LG Chem Hak-Cheol Shin tại phòng thí nghiệm sản xuất pin ô tô ở Warren, Mich. Tại đây, nơi các công ty đã công bố liên doanh trị giá 2,6 tỷ USD mới vào ngày 5/12/2019. Ảnh: CNBC

General Motors vừa bắt tay với LG Chem trong một liên doanh trị giá 2,3 tỷ USD để sản xuất pin cho xe điện. Liên doanh này được đánh giá “không chỉ là mối hợp tác”, mà còn là “điều cần thiết của ngành công nghiệp ô tô đang thay đổi nhanh chóng”.

Theo hãng tin CNBC, liên doanh vừa được công bố giữa nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ và gã khổng lồ hóa học Hàn Quốc đã làm dài thêm bảng danh sách những công ty ô tô bắt tay hợp tác với các công ty khác, nhằm cố gắng chia sẻ chi phí khổng lồ trong thời đại xe điện và xe tự hành.

Các nhà sản xuất ô tô như GM hàng năm chi hàng tỷ USD cho các công nghệ mới nổi nhằm nỗ lực chiếm ưu thế trong mảng kinh doanh tiềm năng trị giá hàng tỷ USD, mà nhiều người tin rằng sẽ chuyển đổi phương thức vận tải và giúp giảm phát thải carbon toàn cầu. Nhưng, hiện tại, miếng bánh này vẫn chưa mang lại lợi nhuận.

Mark Wakefield, sếp của công ty phân tích công nghiệp toàn cầu AlixPartners, cho biết để cân bằng giữa việc đầu tư vào các công nghệ mới trong khi vẫn đảm bảo sao cho hoạt động kinh doanh truyền thống có lợi nhuận là điều khó khăn. Tuy nhiên, đó lại là một trong những động lực chính cho sự tăng trưởng quan hệ đối tác công nghiệp ô tô.

“Tất cả cần khoản đầu tư khổng lồ và không thể mong đợi kết quả sớm, lợi nhuận hàng đầu vào năm tới hay năm sau hay thậm chí năm sau đó”, Mark Wakefield nói. “Tuy nhiên, đó là cách để có thể tồn tại trong cuộc chơi tầm 10 năm tới kể từ bây giờ. Lúc đó, các mối quan hệ hợp tác ngày hôm nay sẽ phát huy tác dụng”.

Một báo cáo của AlixPartners hồi đầu năm nay ước tính chi tiêu hàng năm của ngành công nghiệp cho xe tự lái và xe điện sẽ đạt mức 85 tỷ USD vào năm 2025 và 225 tỷ USD vào năm 2023.

Theo công ty, chỉ riêng số tiền đầu tư cho xe điện đã gần bằng số tiền khổng lồ mà tất cả các nhà sản xuất ô tô trên toàn cầu chi cho chi tiêu vốn và nghiên cứu phát triển trong một năm.

“Nói chung, để đầu tư vào xe điện và CASE (viết tắt các chữa cái đầu của Kết nối (Connected), tự hành (Autonomous), chia sẻ (Shared) và xe điện (EV)), các công ty có thể mất trắng giá trị đầu tư trong một năm. Một số tiền rất lớn song lại cần thiết để gia nhập cuộc chơi và giữ cho các đoàn tàu chạy đúng giờ trong chương trình toàn cầu”.

Những cái bắt tay trị giá tỷ USD

Trong năm nay, đã có một số mối quan hệ hợp tác nổi bật diễn ra giữa các nhà sản xuất ô tô và các công ty công nghệ. Tuyên bố lớn nhất chính là kế hoạch sáp nhập giữa Fiat Chrysler và nhà sản xuất ô tô Pháp PSA Group. Liên kết này sẽ tạo ra một nhà sản xuất ô tô lớn thứ tư thế giới, tính theo doanh số bán hàng với mức định giá khoảng 50 tỷ USD.

Giám đốc điều hành Fiat Chrysler Mike Manley đã mô tả đó là một mối kết hợp có khả năng thay đổi ngành công nghiệp, trong khi Giám đốc điều hành của PSA Carlos Tavares cho biết sự hội tụ mang lại giá trị quan trọng cho tất cả các bên liên quan và mở ra một tương lai tươi sáng cho đơn vị liên doanh bao gồm cả xe tự hành và xe điện.

Ngoài ra, ngành công nghiệp ô tô vừa qua cũng chứng kiến các vụ sáp nhập đáng kể như Hyundai Motor và nhà cung cấp ô tô Aptiv tạo ra một liên doanh xe tự hành trị giá 4 tỷ USD; Volkswagen đồng ý đầu tư 2,6 tỷ USD vào công ty khởi nghiệp xe tự hành được Ford Motor hỗ trợ Argo AI; Amazon, Ford và những hãng khác cũng đầu tư hàng trăm triệu USD vào công ty khởi nghiệp xe điện Rivian; các nhà sản xuất ô tô Đức Daimler và BMW cũng bắt tay đầu tư hơn 1 tỷ USD vào các dịch vụ di động.

AlixPartners cho biết số lượng các quan hệ đối tác trong ngành sản xuất ô tô đã tăng 43% năm 2017 lên 543 trong năm 2018, trong đó các mối hợp tác liên quan đến xe điện, xe tự hành dẫn đầu với mức gia tăng 122%, đạt 115 “cái bắt tay”.

Các giao dịch cao cấp khác diễn ra trong năm 2019 bao gồm: Toyota Motor chiếm 4,9% cổ phần, trị giá hơn 900 triệu USD, tại Suzuki; Ford tạo ra một liên doanh trị giá 275 triệu USD với Mahindra & Mahindra có trụ sở tại Mumbai; Honda Motor và Hitachi công bố kế hoạch kết hợp các doanh nghiệp phụ tùng xe hơi để tạo ra một nhà cung cấp linh kiện trị giá 17 tỷ USD. Vào tháng 9, Toyota đã công bố kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu tại Subaru từ 17% lên hơn 20%, mở rộng quan hệ đối tác để đầu tư hiệu quả hơn vào các công nghệ mới.

Jim Hackett (phải), CEO của Ford, và Herbert Diess, CEO của VW, tại triển lãm ô tô Detroit tháng 1 năm ngoái.
Jim Hackett (phải), CEO của Ford, và Herbert Diess, CEO của VW, tại triển lãm ô tô Detroit tháng 1 năm ngoái.

Áp lực tìm kiếm lợi nhuận

Giám đốc điều hành của một số nhà sản xuất ô tô, bao gồm GM và Ford, cho biết xe điện thế hệ tiếp theo của họ sẽ có lãi – đây là một thách thức mà ngành công nghiệp phải đối mặt trong gần một thập kỷ.

“Vì cạnh tranh và cũng vì những chính sách mới, các nhà sản xuất ô tô phải có EV trong đội hình của họ. Thách thức chính là phải kiếm lợi nhuận từ EV”, ông Abu Abuelsamid nói.

Giám đốc điều hành GM Mary Barra đã xác nhận liên doanh với LG Chem sẽ hỗ trợ hai công ty có kế hoạch để xe điện có lợi nhuận, dự kiến ​​sẽ bắt đầu triển khai vào năm 2021.

“Liên doanh mới sẽ giúp chúng tôi mở rộng quy mô sản xuất và tăng đáng kể lợi nhuận và khả năng chi trả cho EV”, lãnh đạo GM nói khi công bố liên doanh với LG Chem. “Đây là một ngành công nghiệp lâu đời và đang thúc đẩy các kế hoạch sản xuất cũng như quy trình sản xuất của chúng tôi, chúng tôi sẽ phát triển một loạt model EV, thực sự thay đổi danh mục sản phẩm của GM”.

“Liên doanh mà chúng tôi ký ngày hôm nay không chỉ là một sự hợp tác”, Phó chủ tịch và Giám đốc điều hành của LG Hak-Cheol Shin cho biết tại sự kiện truyền thông. “Đây là sự khởi đầu của một hành trình vĩ đại sẽ tạo ra một xã hội không khí thải và biến thị trường ô tô toàn cầu thành một kỷ nguyên thân thiện với môi trường”.

 

Theo CNBC

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.