Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho hay, công ty tự tin trong mục tiêu đề ra với tỷ suất lợi nhuận trước thuế 10% trong năm nay, mặc dù quý IV có thể bị giảm nhẹ bởi các khoản thanh toán thuế và chi phí đầu tư cao hơn.
Peter cho biết trong tương lai công ty hy vọng doanh số bán xe điện sẽ tăng mạnh vào năm 2022.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành Oliver Zipse nói, trong khi giá nguyên liệu thô tăng ảnh hưởng đến thu nhập trong năm nay, mối quan hệ bền chặt của công ty với các nhà cung cấp đã giảm bớt tác động.
“Chúng tôi luôn giám sát tốt chuỗi cung ứng của mình. Điều đó đang được đền đáp, ngay từ nguyên liệu thô”, Zipse nói.
Các nhà sản xuất ô tô từ Volkswagen, Stellantis đến Renault đã chứng kiến doanh số bán hàng trong quý thứ III giảm do nguồn cung chip khan hiếm. Dự kiến sẽ có ít hơn 10 triệu đến 11 triệu xe được sản xuất trên toàn thế giới trong năm nay vì sự thiếu hụt.
Nhưng các nhà sản xuất hạng sang như BMW và đối thủ Daimler, những công ty có khả năng tăng giá để bù lỗ, lại có kết quả tốt hơn những công ty khác. Cả hai công ty đều báo cáo tỷ suất lợi nhuận là 7,8% trong quý III, cao hơn 4,9% của Volkswagen.
Doanh thu của BMW giảm 12,2% trong quý III nhưng doanh thu vẫn tăng 4,5%. Đặc biệt, xe điện đã có sự gia tăng đáng kể, với doanh số bán hàng trong 9 tháng tính đến tháng 9 gần như gấp đôi mức của năm ngoái, chỉ dưới 232.000 xe.
"Sự kết hợp sản phẩm tốt hơn và thiết lập giá tốt của xe mới cùng với xu hướng định giá ổn định của xe đã qua sử dụng đã củng cố hiệu quả tài chính của doanh nghiệp", BMW thông tin.
Tuy nhiên, Peter nhận định "hoàn toàn không phải là một may mắn" do hàng chục nghìn chiếc xe mà công ty có thể bán được nhưng không thể sản xuất. Trước đó, công ty dự kiến sẽ cung cấp ít hơn tới 90.000 xe vào năm 2021 vì thiếu chip.
BMW duy trì dự báo tỷ suất lợi nhuận EBIT cả năm là 9,5% đến 10,5% cho bộ phận ô tô của mình, thêm mục tiêu sẽ đạt được thông qua việc giảm nhẹ số lượng nhân viên.