Dưới đây là 10 trong số những bí mật mà có lẽ, các hãng xe không bao giờ muốn khách hàng của họ biết đến:
Các cuộc kiểm tra va chạm
Các mẫu xe luôn được đánh giá về mức độ an toàn nhằm đảm bảo không gây hại cho người dùng. Một phần của việc đánh giá độ an toàn của ô tô là các bài kiểm tra va chạm. Các kỹ sư muốn biết tài xế và hành khách có thể gặp phải dạng chấn thương như thế nào trong trường hợp xảy ra tai nạn ô tô.
Trước đây, xác hiến được sử dụng khá phổ biến trong các cuộc kiểm tra như vậy. Ngày nay, các cuộc kiểm tra va chạm ô tô thường sử dụng hình nộm.
Mùi của xe mới
Những chiếc ô tô mới có mùi rất đặc trưng và không ít người cảm thấy thích thú với mùi này. Tuy nhiên, việc ngửi mùi ô tô mới trong thời gian dài có thể gây ra những vấn đề lâu dài về sức khỏe. Đó là do mùi xe mới là một hỗn hợp của những hóa chất như benzen, toluen, và cả những chất dùng để ướp xác.
Xe SUV thực sự dành cho ai?
Xe đa dụng có tính năng thể thao (SUV) là những chiếc xe cỡ lớn, mang lại cảm giác rất an toàn khi sử dụng, đặc biệt trong những chuyến đi dài. Xe SUV lần đầu vượt qua xe minivan về doanh số vào thập niên 1990. Khi đó, các hãng xe đã rất ngạc nhiên, bởi lẽ, trên phương diện sản xuất và thiết kế, hai dòng xe này không có nhiều khác biệt.
Sau đó, các hãng xe đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện thấy rằng người dùng xe SUV thường có khuynh hướng bất an đôi chút về vai trò làm cha mẹ, hôn nhân và công việc của họ, đồng thời cũng có mong muốn thống trị những người ở xung quanh. Hiểu được tâm lý này, các hãng xe điều chỉnh thiết kế bên ngoài của xe SUV, để dòng xe này trông mạnh mẽ và áp đặt hơn.
Không chỉ có vậy, quảng cáo xe SUV cũng được thay đổi. Không phải vô cớ mà trong các bức hình quảng cáo xe SUV, chiếc xe thường xuất hiện trên một bề mặt nghiêng, cùng một người mẫu với ánh nhìn xa xăm. Trong đời thực, nếu bạn có chứng kiến một tài xế xe SUV đang buông ánh nhìn xa, thì điều đó cũng không có nghĩa là họ đang cảm thấy tự tin vào bản thân.
Hiện đại thì “hại điện”
Các ứng dụng công nghệ cao được sử dụng phổ biến trong xe hơi ngày nay, giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn và mang lại đăng cấp sang trọng mới. Mặt trái của việc này là nếu rơi vào tay kẻ xấu, nhiều tính năng công nghệ của ô tô dễ dàng bị tấn công, bởi phần lớn các tính năng này đều phụ thuộc vào tín hiệu mạng di động hoặc Bluetooth để kích hoạt.
Xe Tesla có siêu thân thiện với môi trường?
Là ô tô chạy điện 100%, những chiếc xe mà hãng Tesla sản xuất có mức phát thải carbon bằng 0. Tuy nhiên, quy trình sản xuất những chiếc xe này lại không khác so với ô tô sử dụng động cơ đốt trong. Vật liệu làm xe Tesla cũng được khai khoáng, tinh luyện và vận chuyển với dấu ấn carbon. Thậm chí, dấu ấn carbon của việc sản xuất xe Tesla còn lớn hơn do thiết kế phức tạp của xe. Nhưng dù sao, xe điện vẫn là một hướng đi đúng đắn để bảo vệ môi trường.
Ô tô điện có từ khi nào
Nhiều người lầm tưởng ô tô chạy điện là một sản phẩm mới. Nhưng trên thực tế, ô tô điện đã có mặt trên thị trường vào thập niên 1890, và thậm chí được phát minh từ thập niên 1830. Trong những năm cuối của thế kỷ 19, khách mua ô tô có thể chọn giữa xe điện, xe chạy xăng, hoặc xe dùng đầu máy hơi nước. Giá dầu rẻ đã đưa xe chạy xăng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, yêu cầu cấp bách về bảo vệ môi trường đã đưa xe điện trở lại trong thế kỷ 21 này.
Quảng cáo ô tô
Quảng cáo ô tô hiện nay thậm chí có thể được ghi hình mà không cần đến một chiếc xe thật. Giải pháp được các nhà làm phim quảng cáo sử dụng là Blackbird - một chiếc ô tô “biến hình”. Là sản phẩm của công ty có tên The Mill ở Anh, Blackbird thực chất là một xe mô hình có thể thay đổi bánh xe, điều chỉnh chiều dài… để trông giống chiếc xe cần được quay phim.
Tiếp đó, bằng kỹ thuật đồ họa máy tính, các nhà làm phim sẽ “phủ” cho Blackbird lớp vỏ bên ngoài của bất kỳ chiếc xe nào, từ Mini Cooper cho tới Nissan Titan. Với Blackbird, bạn có thể dựng lên một quảng cáo xe thật đến từng chi tiết mà không cần dùng đến xe thật.
Triệu hồi xe tự nguyện có đúng là tự nguyện?
Câu trả lời ở đây là không. Các đợt triệu hồi xe tự nguyện hoàn toàn không phải là tự nguyện, mà là hành động bắt buộc vì lý do an toàn sau khi có lỗi được phát hiện. Thông báo được gửi tới các chủ xe để báo tin về vấn đề, đồng thời nói rằng nhà sản xuất “tự nguyện” tiến hành triệu hồi xe.
Một đợt triệu hồi là vô cùng tốn kém và gây ra những hình ảnh tiêu cực về hãng xe trên truyền thông, nên việc các hãng xe thẳng thắn thừa nhận xe của họ có lỗi và triệu hồi những xe đó để khắc phục lỗi là điều rất đáng khen ngợi. Ngoài ra, thư triệu hồi mà hãng xe gửi khách hàng cũng được viết với những lời lẽ như thể việc triệu hồi diễn ra trên cơ sở thiện chí của nhà sản xuất.
Nhưng thực tế, triệu hồi xe để sửa lỗi là việc mà các hãng xe bắt buộc phải làm, thay vì tự nguyện. Cơ quan chức năng - ở Mỹ là Cơ quan An toàn giao thông cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) - là bên ra lệnh cho các hãng xe phải tiến hành triệu hồi xe lỗi. Yêu cầu này thường được đưa ra sau khi NHTSA thu thập đủ dữ liệu về vấn đề nghiêm trọng đối với một mẫu xe nào đó.
Khí thải ô tô độc hại như thế nào?
Ô tô gây ô nhiễm môi trường không phải là một điều bí mật, nhưng không phải ai cũng biết rõ về sự độc hại của khí thải ô tô. Theo các nhà khoa học, trong khí thải ô tô có rất nhiều chất độc có khả năng gây chết người nếu hít phải một lượng lớn, chẳng hạn ni-tơ ô-xít, các-bon mô-nô-xít, lưu huỳnh đi-ô-xít…
Lỗi thiết ô tô có được phát hiện hết?
Lái xe là một công việc tiềm ẩn nguy hiểm, bởi bạn không thể biết điều gì đợi bạn trên đường. Đôi khi, sự cố đến từ lỗi thiết kế của chiếc xe, và lỗi này phải mất nhiều năm mới được phát hiện và công bố, thậm chí không bao giờ được phát hiện. Một ví dụ: một số mẫu xe Ford đã bốc cháy hoặc phát nổ vì lỗi hệ thống kiểm soát hành trình. Bất kỳ một mẫu xe chạy xăng nào cũng có nguy cơ gặp phải dạng sự cố như vậy.