Diess nói với Financial Times, sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu "có thể dẫn đến tăng giá lớn, khan hiếm năng lượng và lạm phát".
Nhận định của CEO Volkswagen được đưa ra khi những người ủng hộ Ukraine, bao gồm nhiều nước châu Âu và Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
Tuy nhiên, các cường quốc châu Âu cho đến nay đã chọn không tham gia cùng chính phủ Mỹ trong việc áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ hoàn toàn đối với Nga vì cuộc xung đột với Ukraine. Châu Âu phụ thuộc vào dầu của Nga, quốc gia cung cấp 45% lượng khí đốt nhập khẩu của lục địa này.
Tuy nhiên, thị trường năng lượng đã rơi vào tình trạng hỗn loạn và lạm phát của Eurozone đã đạt mức kỷ lục mới là 5,8% trong tháng 2. Dự báo sẽ tăng cao tới 7% vào năm 2022.
“Đối với một xã hội như Đức, phụ thuộc vào năng lượng của Nga, nguyên liệu thô. Nếu bạn tưởng tượng một viễn cảnh mà chúng tôi cắt đứt quan hệ kinh doanh với Nga, điều mà chúng tôi có thể sẽ phải làm nếu xung đột này không chấm dứt, bạn không thể mua năng lượng nữa và điều này sẽ dẫn đến một tình huống có thể ảnh hưởng đáng kể đến châu Âu và Đức”, CEO Diess nói.
Giám đốc điều hành Volkswagen nói thêm, ông ủng hộ "các biện pháp trừng phạt tối đa" đối với Nga. Tuy nhiên, ông tin rằng “chúng ta phải quay lại đàm phán, đối thoại” với quốc gia có quân đội bị cáo buộc nhắm vào các tuyến đường sơ tán dân thường ở Ukraine và đánh bom bệnh viện của trẻ em.
Volkswagen cùng với các đối thủ đã tạm dừng sản xuất tại Nga vào tuần trước “cho đến khi có thông báo mới”.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng do Nga tấn công Ukraine đã có tác động đến các cơ sở sản xuất ở châu Âu. Chiến tranh càng kéo dài, tác động càng lớn đến tình hình sản xuất của ngành ô tô quốc tế.