Xe lắp ráp sẽ “đông vui”?

Cuộc “chiến đấu” giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp sẽ căng thẳng, cam go, từ hãng xe cho đến người tiêu dùng và cả nhà hoạch định chính sách.

Phiên bản Mitsubishi Xpander lắp ráp trong nước chính thức ra mắt thị trường Việt Nam
Phiên bản Mitsubishi Xpander lắp ráp trong nước chính thức ra mắt thị trường Việt Nam

Hôm nay (20/7), Mitsubishi chính thức giới thiệu phiên bản Mitsubishi Xpander lắp ráp trong nước đến thị trường Việt Nam. Mẫu xe được sản xuất tại nhà máy ở Bình Dương. 

Theo tuyên bố của Mitsubishi, Xpander bản lắp ráp không có bất kỳ sự khác biệt nào về thiết kế và trang bị so với mẫu xe Xpander nhập khẩu. Song song với đó thì giá của mẫu Xpander lắp ráp cũng không hề rẻ hơn so với giá của Xpander nhập khẩu. Mẫu xe có giá niêm yết 630 triệu đồng và chính thức giao xe từ ngày ⅛.

Như vậy, hiện tại Xpander tại thị trường Việt Nam có 3 phiên bản khác nhau, bao gồm bản AT lắp ráp trong nước, bản AT nhập khẩu và bản MT nhập khẩu.

“Giống y hệt” phiên bản nhập khẩu cả về thiết kế và trang bị, mức giá, song người tiêu dùng mua Xpander phiên bản lắp ráp sẽ được hưởng ưu đãi 50% lệ phí trước bạ từ nay đến hết năm 2020. Đây được cho là lý do chính khiến hãng Mitsubishi đưa mẫu xe bán chạy Xpander về lắp ráp trong nước.

Tại sự kiện xuất xưởng mẫu xe Xpander lắp ráp, lãnh đạo của Mitsubishi Việt Nam đã khẳng định chiến lược thúc đẩy sản xuất ô tô trong nước theo định hướng của Chính phủ. Ngoài ra, công ty cho rằng việc lắp ráp trong nước sẽ giúp Xpander có mẫu mã phong phú hơn, được hưởng những ưu đãi của Chính phủ về phát triển xe lắp ráp trong nước. 

Hồi năm ngoái, ông Yang Won Chul, phó Tổng Giám đốc Mitsubishi Motors Việt Nam từng cho biết Việt Nam là thị trường vô cùng tiềm năng với sức mua ô tô lớn, do đó liên doanh Nhật đang nỗ lực để tăng thị phần, trong đó, Mitsubishi Xpander đang là mẫu xe tạo nên cơn sốt ở phân khúc MPV tại Việt Nam. Chính vì vậy, “bên cạnh Outlander, chúng tôi sẽ còn lắp ráp thêm ít nhất một mẫu xe tại Việt Nam, đó là Xpander”, ông Yang Won Chul cho biết.

Có thể thấy, đây là một minh chứng rõ ràng cho sự thành công của các chính sách thúc đẩy sản xuất ô tô trong nước. Trước Mitsubishi Xpander, hãng xe Honda cũng đã xác nhận chính thức về việc mẫu SUV 7 chỗ CR-V 2020 sẽ được lắp ráp trong nước. Mẫu xe sẽ ra mắt thị trường vào ngày 30/7 tới.

Trước đó, Honda chỉ có duy nhất một mẫu sedan hạng B được lắp ráp tại nhà máy ở Vĩnh Phúc, đó là Honda City. Các mẫu ô tô Honda còn lại đều được nhập khẩu nguyên chiếc về nước. Trong tháng Sáu vừa qua, có lẽ nhờ các chính sách giảm giá và ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, Honda City đã “đột nhiên lên đỉnh”, trở thành mẫu xe bán chạy nhất trong tháng.

Trong màn ra mắt hoành tráng cách đây mấy ngày, hãng xe có thương hiệu Anh quốc Morris Garages (MG) cũng cho biết sẽ tham gia sân chơi lắp ráp trong năm tới, 2021. MG vừa giới thiệu hai mẫu xe HS và ZS đến Việt Nam. Hiện 2 mẫu HS và MG ZS được nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc, tuy nhiên tới tháng 11/2020 sẽ chuyển sang nhập khẩu từ Thái Lan – nơi có mức thuế nhập khẩu ưu đãi hơn. Và Teh Kim Hwa, Tổng giám đốc TC Services Vietnam, nhà nhập khẩu và phân phối chính thức MG tại Việt Nam, cho hay theo kế hoạch, từ năm 2021, một số mẫu xe của MG sẽ trở thành xe lắp ráp trong nước khi được sản xuất tại nhà máy của Tan Chong tại Đà Nẵng.

Ngoài Nghị định 70/2020 về ưu đãi 50% phí trước bạ dành cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước từ nay đến hết năm 2020, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô cũng hưởng thêm một lợi thế mới là thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, nguyên liệu chỉ còn 0% kể từ ngày 10/7/2020. Bởi vì theo Nghị định 57/2020, ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước sẽ được hưởng thuế suất 0% đối với thuế nhập khẩu các nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được. Mục tiêu của Nghị định là ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020-2024. Đối tượng áp dụng sẽ bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô; các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô.

Như vậy, có thể thấy những chính sách kích thích sản xuất ô tô trong nước đã bắt đầu có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch sản xuất của các hãng xe. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm. Chỉ có 40.288 xe được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam trong nửa đầu năm, giảm 45,9% so với cùng kỳ năm trước. 

Tất nhiên, không thể khẳng định sự “dịch chuyển sản xuất về lắp ráp, sản xuất trong nước” là lý do chính khiến lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam giảm trong những tháng vừa qua, vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của lượng ô tô nhập khẩu, chẳng hạn như đại dịch COVID-19. Song dự báo, trong thời gian tới, thị trường ô tô sẽ có những chuyển biến lớn, cuộc “chiến đấu” giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp sẽ còn căng thẳng, cam go, từ hãng xe cho đến người tiêu dùng và cả nhà hoạch định chính sách.

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.