Doanh số bán hàng tại Mỹ của BMW AG đã vượt qua mọi đối thủ trong quý thứ hai của năm 2021. Nhà sản xuất ô tô hạng sang này đã vận hành nguồn cung tốt hơn, tiếp tục cung ứng xe mới cho các đại lý, bất chấp sự thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu.
Vượt Mercedes và Daimler AG, BMW dẫn đầu thị trường
Theo Bloomberg, thương hiệu xe sang của Đức đã bán được 96.561 xe từ tháng 4 đến tháng 6, gần gấp đôi lượng xe giao một năm trước và hơn 35% so với quý đầu tiên của năm nay. Như vậy, doanh số bán hàng quý 2/2021 của BMW đã vượt đối thủ cạnh tranh Mercedes-Benz 14.171 chiếc, dẫn đầu doanh số xe sang tại Mỹ, tính đến thời điểm hiện tại, vượt cả thương hiệu xe sang của Daimler AG với 7.348 xe.
BMW đã nắm bắt được nhu cầu dồn nén của khách hàng trong đại dịch và sau đó là tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu tiếp tục làm ngưng trệ sản xuất ô tô và hạn chế nguồn cung.
Marc Cohen là phó chủ tịch Tập đoàn Ô tô ở Towson, Maryland. Công ty của ông sở hữu nhiều cửa hàng BMW cũng như các đại lý Jaguar Land Rover, Audi, Porsche, Mini, Cadillac và Acura.
Cohen nói: “Mặc dù sản lượng bị hạn chế hoặc thấp hơn, nhưng số lượng xe BMW tại đại lý vẫn không bị ngưng trệ như một số thương hiệu khác. Với lượng hàng tồn kho hạn chế, những chiếc xe BMW được giao cho những khách hàng đặt mua từ hai tháng trước”.
Ông cho biết thêm, ngoài việc vẫn còn xe tồn kho, các xe SUV từ nhà máy lắp ráp của BMW ở Spartanburg, Nam Carolina, cũng đến đại lý nhanh hơn, chỉ mất khoảng sáu đến tám tuần, nhanh hơn so với thời gian chờ đợi ba tháng đối với xe đến từ Đức.
Mặc dù sản lượng tăng đột biến trong quý 2 dù nguồn cung chip vẫn khan hiếm, tuy nhiên BMW không tiết lộ chi tiết về chiến lược quản lý chuỗi cung ứng của mình. Bernhard Kuhnt, giám đốc điều hành mảng kinh doanh Bắc Mỹ của BMW, trong một tuyên bố đã ghi nhận “sức mạnh” của mạng lưới sản xuất. Theo dữ liệu từ nhà nghiên cứu AutoForecast Solutions, các nhà máy của BMW ở Nam Carolina và San Luis Potosi, Mexico, hiện không bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chip.
Tình hình hiện nay tương phản rõ rệt so với một năm trước, khi nhà máy Spartanburg của BMW, công ty lớn nhất trên toàn thế giới, bị ngừng hoạt động trong nhiều tuần do thiếu phụ tùng. Chiếc crossover nhỏ gọn X3 là mẫu xe bán chạy nhất của BMW trong quý, ghi nhận mức tăng 125% lên 21.285 chiếc được bán ra. Doanh số của SUV X5 tăng 94% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh số sedan 3 Series tăng 86%.
Doanh số các hãng xe sang tăng khiêm tốn
Doanh số bán hàng của Mercedes tăng trưởng khiêm tốn hơn, tăng 39% so với một năm trước và 5,3% so với quý đầu tiên. Xe crossover chiếm ưu thế về doanh số, trong đó các mẫu GLE và GLC dẫn đầu về lượng giao hàng, theo sau là mẫu crossover cỡ nhỏ GLB mới.
Thương hiệu Lexus sang trọng của Toyota Motor Corp., bán chạy hơn BMW trong ba tháng đầu năm 2021, đã giao 83.460 xe trong quý II, dẫn đầu là SUV RX. Doanh số bán hàng Lexus đã tăng 12% so với quý đầu tiên và tăng 48% từ năm 2020 tính đến thời điểm hiện tại.
Thương hiệu Audi cao cấp của Volkswagen AG bán được 66.995 xe trong quý thứ hai, gần gấp đôi số lượng giao cùng năm trước. Mẫu SUV Q5 dẫn đầu doanh số với 18.835 chiếc, gần gấp đôi mẫu xe bán chạy thứ hai là mẫu SUV Q7 lớn hơn.
Đại lý cho biết lượng xe tồn kho của Audi đang ngày càng “tồi tệ hơn một chút”, nhưng cũng không quá nghiêm trọng như một số thương hiệu khác, chẳng hạn như Jaguar Land Rover và Cadillac. Các lô hàng của BMW cũng có sự thắt chặt hơn một chút.
Tình trạng thiếu hụt ô tô do khan hiếm chíp vẫn đang diễn ra căng thẳng trên thị trường Mỹ. Các đại lý xe hơi nhận định nếu có một tháng Bảy tốt đẹp thì rất có thể tháng Tám sẽ rơi vào sự tồi tệ, không phải vì không có người mua, mà là không có xe để bán.