Công nghệ phát triển, ô tô ngày càng thông minh hơn và an toàn hơn, một số thành viên của Quốc hội Mỹ đang muốn yêu cầu xe hơi phải được chế tạo có khả năng ngăn tài xế lái xe khi say rượu.
Theo đó, Mỹ đang giới thiệu một dự luật, buộc tất cả các xe ô tô và xe tải mới phải tích hợp hệ thống phát hiện lái xe uống rượu vào năm 2024.
Dự luật Giảm thiểu lái xe uống rượu 2019, được gọi là Đạo luật RIDE, cũng sẽ phân bổ 10 triệu USD để nghiên cứu “công nghệ hơi thở” và các cảm biến dựa trên dữ liệu theo dõi nồng độ cồn trong máu của tài xế trong thời gian thực mà không cần tài xế làm bất cứ điều gì. Chính phủ sẽ tài trợ thêm 25 triệu USD để cài đặt và thử nghiệm công nghệ trong các đội xe thuộc sở hữu của chính phủ.
Dự luật được giới thiệu sau khi các đại biểu quốc hội Mỹ lên tiếng. Thượng nghị sỹ Tom Udall cho biết bị ám ảnh bởi nỗi đau và các vụ tai nạn lái xe khi say rượu gây ra cho các gia đình trong nhiều thập kỷ.
Trong những năm 1990, khi Udall là tổng chưởng lý của New Mexico, ông đã thống nhất về cách giảm thiểu các vụ tai nạn liên quan đến lái xe say rượu, vào thời điểm đó New Mexico có số vụ tai nạn do say rượu cao nhất trong cả nước tính theo đầu người.
New Mexico trở thành một trong những tiểu bang đầu tiên yêu cầu những tài xế say rượu phải sử dụng ống thở để kiểm tra xem có đủ an toàn khi lái xe không.
Nhưng trong một thế giới của những chiếc xe không người lái đang được thử nghiệm, Udall nói ông bực bội vì ngành công nghiệp ô tô thiếu đổi mới. Ông thúc giục các nhà sản xuất ô tô hợp tác và các nhà lập pháp đồng cam kết kế hoạch 5 năm để phát triển các thiết bị ít cồng kềnh và thân thiện với người tiêu dùng hơn.
Helen Witty, chủ tịch Mothers Against Drunk Driving, cũng lưu ý ngành công nghiệp ô tô “rất miễn cưỡng” đối với các cải tiến an toàn bắt buộc.
"Tôi không nghĩ ngành công nghiệp ô tô muốn có túi khí hoặc dây an toàn", ông Witty nói. "Vì thế, buộc phải có một hệ thống ngăn tài xế say rượu cũng là một cuộc chiến khởi đầu phải vượt qua”.
Năm 2000, con gái 16 tuổi của Witty đã tử vong vì bị một vụ tai nạn mà theo kết luận, người lái xe trẻ tuổi, say xỉn và nghiện cần sa, đã "mất kiểm soát và đi đường vào con đường dành cho xe đạp" nơi con gái bà đang trượt patin.
Đó là một câu chuyện bi thảm mà Witty đã kể trong nhiều năm để giáo dục công chúng về tai nạn ô tô do say rượu.
Tử vong do lái xe say rượu đã giảm đáng kể từ những năm 1980. Nhưng theo Cục Quản lý An toàn Giao thông Quốc lộ, số tai nạn này vẫn chiếm khoảng một phần ba số ca tử vong do tai nạn giao thông. Năm 2017, hơn 10.800 người đã thiệt mạng trong các sự cố lái xe khi say rượu.
Kể từ năm 2008, chính phủ liên bang đã chi 50 triệu USD cho một dự án giữa NHTSA và một nhóm sản xuất ô tô có tên là Liên minh ô tô vì an toàn giao thông để phát triển Hệ thống phát hiện rượu dành cho tài xế.
Sau hơn một thập kỷ làm việc, các nhà nghiên cứu đã cố gắng phát triển một phiên bản hợp lý hơn so với một ống thở - đó là một thiết bị nhỏ được tích hợp vào cửa ô tô phía người lái và người lái chỉ việc thổi vào.
Tuy nhiên, thiết bị vẫn chưa thể phát hiện nồng độ cồn chính xác trong máu. Thay vào đó, nó chỉ có thể xác định sự hiện diện của rượu.
Vì vậy, nó không thể nói lên sự khác biệt giữa việc ai đó đã uống một ly rượu và ai đó đã uống bốn ly rượu whisky. Tuy nhiên, tại Mỹ hiện đã có một thị trường thiết bị an toàn, bao gồm các công ty vận tải đường bộ với chính sách không khoan nhượng đối với tài xế hoặc cha mẹ có con chưa đủ tuổi lái xe.
Có rất nhiều động lực nhằm phát triển ra những chiếc xe có công nghệ giúp những người lái xe nhận thức được sư nguy hiểm khi cầm bánh lái.
Câu hỏi là làm thế nào điều đó xảy ra và khi nào?