SSC Tuatara đã chính thức trở thành chiếc xe được nhanh nhất trên thế giới. Nó có tốc độ trung bình hai chiều 455,3 km/h, vượt xa kỷ lục cũ 447,2 km/h do Koenigsegg Agera RS lập ra vào năm 2017.
Sau khi thực hiện lần chạy đầu tiên và thứ 2, SSC đã thực hiện lần thử thứ 3 vào ngày 17/1 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida. Nhưng lần này, SSC đã tìm đến chuyên gia kỹ thuật của Racelogic để đo lường và xác nhận tốc độ của Tuatara.
Theo Racelogic, dữ liệu thời gian được thu thập bằng hệ thống VBOX 3i 100Hz GNSS, có độ chính xác rất cao. Dữ liệu video cũng được thu thập bằng VBOX Video HD2 để quay phim tốc độ chạy. Bộ ghi dữ liệu được cài đặt bởi Giám đốc kỹ thuật của Racelogic USA Bắc Mỹ, Jim Lau, người cũng đã xác minh dữ liệu tốc độ.
SSC Tuatara có tốc độ tối đa 450,1 km/h ở chiều đi và 460,2 km/h chiều ngược lại. Do đó, mức trung bình hai chiều chính thức 455,2 km/h.
Trong lần chạy đầu tiên hồi tháng 10/2020, SSC Tuatara được cầm lái bởi tay đua người Anh Oliver Webb trên cung đường ngoại ô Las Vegas. Khi đó, siêu xe này đạt tốc độ tối đa đến 532,6 km/h, vận tốc trung bình 2 chiều là 508,7 km/h, phá kỷ lục tồn tại gần 3 năm nay của Koenigsegg.
Tuy nhiên, kết quả này đã bị nghi ngờ sau khi công bố. Nhiều bên cho rằng dữ liệu cho SSC thu thập không đáng tin cậy, chưa đủ cơ sở để khẳng định Tuatara là chiếc xe nhanh nhất hành tinh ở thời điểm này.
SSC đã nỗ lực lần thứ 2 để phá kỷ lục trước Giáng sinh 2020, nhưng chiếc xe gặp vấn đề về hệ thống làm mát và hỏng bugi trên đường đi.
Đến ngày 17/1 vừa qua, thử nghiệm lần thứ 3 được thực hiện với kiểm chứng độc lập đã chính thức xác lập kỷ lục của SSC Tuatara.
Không có gì ngạc nhiên, SSC đã bán được nhiều xe hơn kể từ hai lần thử nghiệm đầu tiên. Điều này sẽ tiếp tục gia tăng sau khi Tuatara chính thức trở thành ông hoàng tốc độ trên mặt đất.
Chưa dừng lại ở đây, SSC dự định tiếp tục cho Tuatara chạy thử lần thứ 4 trong thời gian tới để đạt đến vận tốc tương đương 508,7 km/h đã xác lập trong lần chạy đầu tiên.