Lịch sử của thiết kế kiểu dáng cho ô tô có một bề dày lâu đời với những chiếc SUV, minivan, wagon và sedan, tất cả đều bắt nguồn từ xu hướng thị trường.
Theo quy luật tất yếu, đến một ngày nào đó, một kiểu dáng mới của ô tô sẽ tiếp tục nở rộ. Ford và Hyundai đang đặt cược rằng không chỉ người Mỹ muốn xe bán tải cỡ lớn, hạng trung và hạng sang mà cả những chiếc nhỏ gọn. Liệu một ngày nào đó, những chiếc xe bán tải với nhiều kích cỡ khác nhau sẽ trở nên phổ biến như những chiếc crossover ngày nay?
Hay xu hướng xe điện mới đối với các phương tiện không phải là crossover, như Polestar 2 và Hyundai Ioniq 5, sẽ tiếp quản?
Phong cách thiết kế dường như mang lại vẻ ngoài đẹp mắt trong khi cung cấp phần lớn không gian chở hàng của một chiếc crossover nhờ trang bị hệ thống truyền động nhỏ hơn sẽ được ưa chuộng?
Câu trả lời sẽ sớm có trong ít năm tới, còn bây giờ thì chưa ai dám khẳng định được điều gì chắc chắn cho một thiết kế kiểu dáng mới sẽ thống trị trong thời gian ngắn nhất.
Hiện tại, trên thị trường có những kiểu dáng xe cơ bản như Sedan, Hatchback, SUV, Pickup, Crossover, Wagon/Estate, Wagon, Spider/Convertible/Roadster, Minivan.
Sedan: Kiểu dáng phổ biến nhất của xe hơi chính là sedan với ba khoang được phân chia rõ ràng (khoang động cơ ở trước, khoang hành khách ở giữa và khoang hành lý ở sau). Cấu hình bốn cửa thường được áp dụng cho kiểu dáng xe này với bốn hoặc năm chỗ ngồi.
Hatchback: Là dòng xe cỡ nhỏ/trung phục vụ cá nhân hoặc gia đình cần chở nhiều hành lý. Không như sedan, phần đuôi hatchback cắt thẳng ở hàng ghế sau tạo thành một cửa mới. Nhằm tạo thêm không gian chứa đồ, hàng ghế phía sau xe có thêm khả năng gập xuống.
SUV - Sport Ultility Vehicle: Còn được gọi là xe thể thao đa dụng, có gầm cao và khung gầm rời (body on frame). Kiểu dáng này sở hữu nhiều điểm chung với hatchback nhưng kích thước to hơn, chở được từ năm đến 7 người và có thêm khoang hành lý. Xe SUV thường được biết đến như loại xe vượt địa hình dễ dàng và đi xa thoải mới nhờ khoảng sáng gầm lớn.
Pickup – xe bán tải: Đây là kiểu dáng kết hợp giữa xe tải cỡ nhỏ và xe gia đình khá giống với xe đa dụng (MPV). Xe có 5 chỗ ngồi tính luôn ghế lái cùng 1 thùng chở hàng tách biệt nằm ở phía sau. Nhờ thùng hàng này mà xe có thể chở được lượng hàng hóa lớn (từ 500 – 700kg) mà xe đa dụng khác phải bó tay. Xe bán tải sử dụng khung gầm giống với xe tải và có thiết kế phục vụ di chuyển ổn định trên nhiều địa hình. Khung gầm tương tự như xe tải, thiết kế phù hợp với nhiều địa hình.
Crossover: Kiểu dáng này có tên đầy đủ là Crossover Utility Vehicle – CUV, được pha trộn giữa 1 chiếc SUV và 1 chiếc xe đô thị (thường là sedan). Cũng sở hữu gầm cao như SUV nhưng Crossover có thiết kế phức tạp hơn nên các nhà sản xuất thường điều chỉnh sao cho hai kiểu dáng xấp xỉ nhau, giúp thỏa mãn sở thích sử dụng SUV của một số người tiêu dùng sống trong nội thành. Do đó, việc gọi crossover là SUV vẫn được chấp nhận rộng rãi.
Wagon/Estate: Wagon rất được ưa chuộng ở châu Âu bởi cũng là hatchback nhưng thay vì đuôi dừng ngay hàng ghế sau thì lại kéo dài đến cuối cốp sau, tạo thành cửa thứ năm.
Coupe: Xe kiểu dáng này có 2 cửa, 2 ghế ngồi (có thể có thêm 2 ghế phụ ở sau), mui kín, phần mái kéo dài đến tận đuôi, đuôi xe ngắn và không có trụ B. Nhắc đến coupe, người dùng thường nghĩ đến các mẫu xe thể thao có diện mạo hầm hố với động cơ công suất lớn.
Spider/Convertible/Roadster… - xe mui trần: Xe Coupe có thể mở mui thành mui trần sẽ được gọi là Convertible. Mui của loại xe này có thể là mui mềm từ vải hoặc mui cứng được xếp vào khi mở nắp cốp phía sau. Xe mui trần còn rất nhiều tên gọi khác như: Cabriolet, Spyder, Aperta. Với những chiếc xe hoàn toàn không có mui và không có kính chắn gió, giới mê xe gọi chúng là Speedster.
MPV: Hay Minivan, MPV (Multi-Purpose Vehicle) là xe đa dụng có thể chuyển đổi linh hoạt giữa chở người và chở hàng hóa nên rất thích hợp cho việc phục vụ gia đình. So về độ cao gầm xe, MPV được xếp trên sedan nhưng xếp sau Crossover và SUV.