Ô nhiễm không khí: ô tô hay không ô tô?

Giao thông đi lại là điều cần thiết của cuộc sống đô thị. Nó góp phần giúp mọi người tiếp cận công việc, thực phẩm, giáo dục, giải trí và nhiều thứ khác. Nhưng, nó cũng góp phần thay đổi khí hậu.

Giao thông vận tải là một trong những “nguồn cơn” hàng đầu của khí thải nhà kính và ô nhiễm không khí trên toàn thế giới. Ảnh: Automobile
Giao thông vận tải là một trong những “nguồn cơn” hàng đầu của khí thải nhà kính và ô nhiễm không khí trên toàn thế giới. Ảnh: Automobile

Theo C40 Cities (C40.org), các thành phố vừa là thách thức lớn trong việc gây ra cuộc khủng hoảng khí hậu, thải ra 70% lượng khí CO2 trên thế giới và cũng là nơi có những hành động vĩ đại có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Giao thông vận tải là một trong những “nguồn cơn” hàng đầu của khí thải nhà kính và ô nhiễm không khí trên toàn thế giới. Hãy xem, các thành phố lớn trên thế giới đang giải quyết vấn đề này như thế nào.

Theo một bài viết trên trang The Conversation, để giải quyết thách thức khí thải do các phương tiện giao thông gây ra, các thành phố cần dựa vào các giải pháp thay thế không-có-xe-hơi, như giao thông công cộng và giao thông tích cực. Chính quyền cần tham gia hiệu quả với các công ty tư nhân để thúc đẩy các công nghệ giao thông đột phá, chẳng hạn như các ứng dụng đi xe.

Ô tô hay không ô tô?

Không có một giải pháp nào phù hợp với tất cả các thành phố!

Tại Paris, Thị trưởng Ana María Hidalgo đã loại bỏ thành công những chiếc ô tô khỏi bến cảng sông Seine. Để thực hiện điều đó, thành phố Paris đã lên chiến lược đầu tư lớn vào giao thông công cộng, cải thiện các con đường cho người đi bộ và một ý chí chính trị vững vàng.

Trong khi đó, ở Singapore, chính phủ đang hướng tới một xã hội ít ô tô. Cụ thể, trong thành phố độc đáo này, quyền mua ô tô tư nhân sẽ được cấp bằng xổ số và chính phủ giới hạn tổng số phương tiện được phép hoạt động. Ngoài ra, Singapore tự hào có hệ thống giao thông công cộng đáng ngưỡng mộ trên toàn cầu, liên tục xây dựng các trạm trung chuyển, mạng lưới xe buýt tích hợp và kết nối vận chuyển mạnh mẽ đến các khu phố hỗn hợp.

Vancouver (Canada) đã thực hiện chiến lược khuyến khích giao thông tích cực - đi bộ và đi xe đạp - bằng cách đầu tư cải tiến lĩnh vực công cộng và làn đường xe đạp. Kế hoạch hành động Thành phố xanh nhất đã thiết lập mục tiêu có 50% chuyến đi là đi bộ, xe đạp vào năm 2020, tăng 10% so với năm 2008. Thành phố đã vượt mục tiêu này, đạt 53% vào năm 2018.

Tổ chức Sidewalk Labs đề xuất cấm ô tô tư nhân trong khu phố Toronto. Nếu thành phố chấp thuận, giao thông tích cực, giao thông công cộng và một hệ thống phương tiện dùng chung sẽ là những lựa chọn di chuyển chính ở đây.

Có thể thấy, các thành phố trên thế giới đang áp dụng nhiều giải pháp khác nhau nhằm giảm phát thải khí nhà kính do phương tiện giao thông gây ra. Tuy nhiên, theo phân tích và tổng kết của trang The Conversation, có ba hướng chiến lược mà các thành phố đã thành công, thay đổi được thói quen đi lại của mọi người.

Một con phố ở Paris trong một ngày thí điểm không ô tô.
Một con phố ở Paris trong một ngày thí điểm không ô tô. 

Thí điểm

Các nghiên cứu thí điểm (còn được gọi là thử nghiệm) là một cách phổ biến để các chính phủ kiểm tra xem liệu một ý tưởng sẽ như thế nào trong thực tế. Dự án thí điểm có thể bị giới hạn về mặt địa lý, và cũng có thể được tiến hành trong một khoảng thời gian thử nghiệm.

Công trình King Street ở Toronto là một ví dụ nổi bật về thí điểm giao thông do thành phố phát triển. Được thực hiện vào mùa thu 2017, sáng kiến ​​áp dụng trên đoạn đường dài 2,6 km của một khu phố trung tâm thường xuyên tắc nghẽn. Là tuyến đường giao thông bận rộn nhất thành phố, dự án đã hạn chế xe hơi, điều này đã hấp dẫn nhiều người đi xe đạp.

Trong một cuộc khảo sát mùa thu 2018, cứ 100 người thì có 7 người cho biết họ đã chuyển từ đi bằng ô tô sang đi bằng xe đạp trên phố King. Cuối cùng, vào ngày 16/4/2019, King Street Pilot chính thức từ bỏ “lốt” thí điểm và được áp dụng thực tiễn.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng giao thông cũng thử nghiệm các công nghệ tiên tiến để tính hiệu quả giảm thải. Xe buýt cũng sử dụng các thuật toán và công nghệ giống như ứng dụng chạy xe và áp dụng cho các tuyến vận chuyển công cộng. Vào tháng 9/2017, Belleville, Ontario (Canada) đã thay thế dịch vụ xe buýt ban đêm có lượng hành khách thấp bằng hệ thống thuê xe buýt theo yêu cầu.

Áp dụng công nghệ mới

Đôi khi, các thành phố quyết định áp dụng các lựa chọn giao thông mới nổi, chẳng hạn như xe tự lái. Xe tự lái đã được thí điểm chạy trên đường phố ở Brooklyn Navy Yards, là cơ hội để thử nghiệm công nghệ, xây dựng niềm tin của công chúng vào những chiếc xe không người lái và chuẩn bị cho một tương lai khả thi trong đó những chiếc xe tự lái được phép hoạt động trên đường phố công cộng.

Tháng 9/2019, Bird Scooters đã phát động thử nghiệm sử dụng xe scooter lưu thông tại quận Distillery ở Toronto, với hy vọng khuyến khích thành phố cho phép xe scooter chạy trên đường phố Toronto.

Xe tự lái được áp dụng tại New York. Ảnh: The Verge
Xe tự lái được áp dụng tại New York. Ảnh: The Verge

Hợp tác

Đổi mới giao thông vận tải đòi hỏi nỗ lực lớn trong các khâu phối hợp, đầu tư, chuyên môn chuyên ngành và sự tham gia của nhiều người từ các lĩnh vực khác nhau.

Từ King Street Pilot, đến hệ thống xe buýt theo yêu cầu của Belleville, xe tự lái Brooklyn, và cả scooter đều có sự phối hợp của nhiều cơ quan, bộ phận, nghiên cứu. Quan hệ đối tác trong các nỗ lực này bao trùm toàn bộ các ý tưởng đổi mới giao thông: từ phát triển công nghệ tự trị, phần mềm và thuật toán đến nghiên cứu hành vi di lại, chất lượng không khí, hiệu quả và thực hành tốt nhất trong quy định.

Đặc biệt, đứng trước tình thế chính phủ các nước kêu gọi giảm khí thải, bảo vệ môi trường, các nhà sản xuất ô tô đang dần chuyển đổi để sản phẩm của họ đáp ứng yêu cầu và tiên tiến hơn. Xe điện, xe tự lái và cả tương lai ô tô hay không ô tô đều là những giải pháp đang được các thành phố trên thế giới nghiên cứu, thí điểm. Hợp tác, học hỏi là điều không thể thiếu được trong quá trình giải quyết bài toán ô nhiễm không khí của thế giới.

Tin mới

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát ...
Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.