Một trong những bộ phận cần được quan tâm chính là lốp xe ô tô bởi bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với mặt đường dễ bị tác động, chính những yếu tố đó làm cho banh xe hao mòn và có thể bị xì hơi. Nếu lốp ô tô bị xì hơi hoặc quá căng cũng làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của xe.
Khi nào lốp xe bị xì hơi?
Theo các chuyên gia tư vấn, có nhiều lý do dẫn đến tình trạng xì hơi của lốp xe chẳng hạn như lốp bị ăn mòn, lỏng van, hoặc thủng lốp do đâm phải đinh hoặc vật nhọn trên đường.
Khi nghi ngờ lốp bị xì hơi, chủ xe cần kiểm tra kĩ xem lốp có dấu hiệu bị ăn mòn hay không hoặc có bị vật nhọn đâm vào hay không. Nếu không thấy dấu hiệu bất thường, lái xe nên kiểm tra xem van có bị hở không, bằng cách mở nắp van và bôi một chút nước bọt lên van. Nếu thấy có bong bóng chứng tỏ van bị hở.
Trong trường hợp van xe cũng không có vấn đề gì nghĩa là vị trí xì lốp khá nhỏ và khó phát hiện. Khi ấy, người lái nên kiểm tra lại lốp tại nhà bằng cách tháo lốp xe và nhúng xuống nước. Sau đó, kiểm tra bong bóng nổi lên mới có thể xác định được vị trí thủng lốp.
Kiểm tra áp suất lốp bằng cách dùng tay
Khi xe đang đậu bạn có thể kiểm tra áp suất lốp bằng cách búng ngón tay vào bên hông lốp xe ô tô. Nếu lốp xe ô tô phát ra tiếng “bong bong” chứng tỏ bánh xe căng, nếu phát ra tiếng “bịch bịch” là báo hiệu của lốp xe bị non hơi. Nếu phát hiện lốp xe bị non hơi, hãy nhanh chóng mang xe ra gara để các kỹ thuật viên có thể giúp bơm thêm hơi theo đúng áp suất quy định hạn chế tối đa các nguy cơ gây ra tai nạn và bảo vệ lốp khỏi những hư hại.
Kiểm tra bằng mắt
Trước khi sử dụng các biện pháp phức tạp hơn, bạn nên dùng mắt để quan sát bánh xe của mình. Nếu phát hiện ra lỗ bị thủng do cán trúng đinh hay vết nứt nào nhô ra từ lốp, thì đây chính là nguyên nhân khiến xe ô tô của bạn bị xì hơi.