Do tác động vật lý hay hoặc va chạm
Nếu xe bị va chạm hay có những tác động vật lý ở phần đầu xe, mặc dù có thể không va trực tiếp vào đèn, đèn hoàn toàn không bị vỡ hay xước , nhưng vẫn dẫn việc chóa đèn bị hở và vào hơi nước.
Đặc biệt bạn cần chú ý trong quá trình sử dụng xe hay trời mưa, rất dễ làm đèn xe bị hấp hơi nước.
Lỗi của nhà sản xuất hay việc tháo lắp đèn
Có khá nhiều trường hợp, chiếc xe mới 100% vừa lăn bánh ra khỏi showroom, cũng đã xuất hiện hiện tượng sương mù, đèn pha ô tô bị hấp hơi nước.
Trong quá trình sử dụng xe hay trời mưa, rất dễ làm đèn xe bị hấp hơi nước
Ngoài ra hiện tượng đèn bị hấp hơi nước này còn xuất phát từ khi chúng ta tháo lắp đèn trong môi trường có độ ẩm cao. Sau đó khi bật đèn sáng, nhiệt độ tăng, không khí ẩm bốc hơi và ngưng tụ thành dạng sương, đọng bên trong bề mặt đèn.
Sửa chữa thiếu chuyên nghiệp hoặc độ đèn sai kỹ thuật
Khi độ đèn hay sửa chữa đèn cần phải tháo lắp tại những cơ sở độ xe chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Nếu thực hiện tại những cơ sở chuyên môn kém khiến mặt đèn khi tháo ra lắp lại, mặt đèn bị biến dạng hay cao su lắp không kín sẽ tạo ra những khe hở.
Dụng cụ cần có:
Gel silic đioxit (Silica Gel), công cụ tháo đèn pha (xem hướng dẫn sử dụng dành cho chủ sở hữu xe) và vải không xơ.
Các bước làm sạch hơi nước ngưng tụ:
1. Theo hướng dẫn sử dụng xe để truy cập vào cụm đèn pha. Điều này thường được thực hiện bằng cách mở nắp ca-pô trước và tháo dần phía sau cụm đèn pha hoặc tháo các bóng bên trong đèn pha.
2. Sử dụng vải không xơ để lau hơi ẩm từ bên trong ống kính đèn pha. Trường hợp không thể tiếp cận bên trong cụm đèn pha có thể bỏ qua bước này.
3. Thả một gói gel silic đioxit bên trong cụm ống kính. Hãy chắn rằng lớp gel này không tiếp xúc với bóng đèn.
4. Lắp lại đèn pha.