"Giải cứu ô tô", các hãng xe xin giãn, giảm hàng loạt thuế

VAMA dự báo dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng mạnh đến doanh số bán hàng trong tháng 3/2020, và có thể lâu hơn nếu dịch kéo dài. Sức mua của thị trường ô tô cả năm có thể sụt giảm hơn 15%.

Trong thời gian tới, dự báo sẽ có nhiều nhà máy sản xuất xe bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19, do nhiều nước đã phong tỏa một hay nhiều khu vực, thậm chí cả quốc gia. Ảnh minh họa
Trong thời gian tới, dự báo sẽ có nhiều nhà máy sản xuất xe bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19, do nhiều nước đã phong tỏa một hay nhiều khu vực, thậm chí cả quốc gia. Ảnh minh họa

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp ô tô. Theo đánh giá của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), dịch COVID-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực như du lịch, dịch vụ, giải trí, giao thông vận tải… đã giảm thiểu hoặc tạm dừng hoạt động, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa giảm sút. Ghi nhận của các hãng xe cho thấy số lượng khách hàng đến tìm hiểu xe tại các đại lý giảm sút đáng kể, số lượng hợp đồng ký mua xe mới cũng giảm tương ứng.

Hãng xe gặp khó vì bị cách ly, thiếu linh kiện

Không chỉ thị trường ảm đạm, các hãng xe cũng gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Do dịch bệnh, Việt Nam và các quốc gia thực hiện nhiều chính sách hạn chế du lịch, nhập cảnh, cách ly chặt chẽ, vì thế nhiều kỹ sư, chuyên gia nước ngoài và cán bộ tay nghề cao được cử sang xây dựng nhà máy nhưng chưa thể nhập cảnh vào Việt Nam. Một số máy móc thiết bị để mở rộng nhà máy cũng chưa thể vận chuyển được, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư mở rộng sản xuất của một số doanh nghiệp.

Một số cán bộ nhân viên của các nhà sản xuất ô tô hoặc nhà cung ứng đã và đang phải cách ly theo đúng quy định, hoặc được bố trí làm việc ở nhà để giảm bớt sự lây lan của dịch bệnh. Cho tới nay, các hoạt động này chưa gây tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, trước khả năng dịch có thể tiếp tục xảy ra ở một số địa bàn, dẫn đến việc có thể bị cách ly cả công ty để khoanh vùng dập dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh có thể bị dừng đột ngột.

Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất, thậm chí đóng cửa nhà máy trong một thời gian nhất định cho tới khi có thể tìm được nguồn cung hàng thay thế.

VAMA cho biết đến nay, về cơ bản việc nhập khẩu vật tư linh kiện đầu vào cho sản xuất vẫn tạm thời được duy trì. Tuy nhiên, trong thời gian tới, dự báo sẽ có nhiều nhà sản xuất linh kiện và nhà sản xuất xe bị ảnh hưởng trực tiếp do nhiều nước đã phong tỏa một hay nhiều khu vực, thậm chí cả quốc gia để đối phó với dịch COVID-19.

Hãng xe Mỹ Ford tuyên bố sẽ tạm dừng hoạt động sản xuất tại nhà máy ở Hải Dương từ ngày mai (26/3), trong khi trước đó chỉ 2 tháng, Ford công bố khoản đầu tư bổ sung trị giá 82 triệu USD (tương đương 1.900 tỷ đồng) để nâng cấp nhà máy tại tỉnh Hải Dương. Nhà máy của Ford tại Việt Nam hiện chịu trách nhiệm lắp ráp các mẫu xe: EcoSport, Transit và Tourneo.

Giãn, giảm các loại thuế cho doanh nghiệp

Trong công văn gửi gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải, VAMA đã đề xuất giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp, vừa hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, đồng thời kích cầu tiêu dùng.

Theo đó, có thể giãn nộp thuế Giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng tháng từ tháng 3 đến tháng 9/2020 theo dự thảo nghị định do Bộ tài chính đang chủ trì xây dựng. Doanh nghiệp nên được giãn nộp thuế thu nhập cho các quý trong năm 2020 đến kỳ quyết toán năm 31/5/2021.

Giãn thời gian nộp các loại thuế như thuế Giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu và thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có) cho các doanh nghiệp khi tiến hành nhập khẩu xe.

Mặt khác, do sản lượng chung có thể bị giảm, một số nhà sản xuất khó đạt được sản lượng tối thiểu (theo quy định của Nghị định 125/2017/NĐ-CP) để được hoàn thuế nhập khẩu linh kiện, ảnh hưởng đến sản xuất. VAMA kiến nghị Bộ tài chính nghiên cứu giảm sản lượng tối thiểu nói trên.

Đề xuất Bộ Giao thông Vận tải chấp nhận kết quả đánh giá COP tại nước ngoài còn hiệu lực để thực hiện thủ tục cấp Giấy Chứng nhận chất lượng cho xe và linh kiện nhập khẩu. Sau thời gian hết dịch, doanh nghiệp tổ chức cam kết đi đánh giá COP theo đúng quy định.

Ngoài ra, vì người lao động có thể bị cắt giảm công việc và thu nhập, do đó, đề nghị giảm thuế thu nhập cá nhân cho năm 2020. Đồng thời, để “giải cứu thị trường”, cân nhắc giảm 50% thuế suất GTGT, 50% thuế trước bạ cho khách hàng mua ô tô để kích cầu tiêu dùng.

Theo VAMA, chính phủ cần nghiên cứu và ban hành gói kích cầu chung cho phát triển kinh tế, gia hạn các gói vay thương mại để các doanh nghiệp có thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh và trả nợ.

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.