Công ty khai thác đất hiếm của Úc hiện đang phát triển dự án Nolans trị giá 728 triệu USD ở lãnh thổ phía Bắc của đất nước, đáp ứng tới 10% nhu cầu toàn cầu về loại đất hiếm được sử dụng trong nam châm vĩnh cửu cho động cơ điện.
Quan trọng hơn cả, Arafura có kế hoạch xử lý quặng gần, đảm bảo giám sát trực tiếp việc xử lý các chất thải độc hại tại dự án mà công ty đã mua vào năm 2001.
Giám đốc tài chính Peter Sherrington cho biết: “Chúng tôi đã hợp tác với các nhà sản xuất châu Âu để trực tiếp cung cấp nguyên liệu cho họ”.
Đồng thời Peter Sherrington cho biết thêm rằng ông dự kiến sẽ thực hiện các giao dịch trước cuối năm nay vì các cuộc đàm phán đang tiến triển về khối lượng và giá cả.
Đất hiếm đang nổi lên như một nguồn quan tâm quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang ô tô điện. Các nhà sản xuất ô tô hàng đầu như BMW AG, Volkswagen AG và Tesla Inc. đã có yêu cầu chuyển trực tiếp đến các công ty khai thác.
Theo BloombergNEF, Trung Quốc, quốc gia kiểm soát 2/3 khai thác và 85% tinh chế đất hiếm, dự kiến sẽ đưa phần lớn sản lượng của mình vào sử dụng trong nước trong tương lai.
Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cam kết tài trợ cho nhà sản xuất Lynas Corp. để thiết lập một nhà máy chế biến ở Texas với chi phí ban đầu ước tính khoảng 30 triệu USD.
Các công ty khác đang tiến hành các dự án bao gồm Hastings Technology Metals Ltd. và Peak Resources Ltd.
Trong khi các nhà sản xuất ô tô bao gồm BMW và General Motors Co. đã tìm cách giảm lượng đất hiếm sử dụng - một chiếc xe sử dụng trung bình 3 kg - việc chuyển sang các lựa chọn thay thế có xu hướng làm cho động cơ kém hiệu quả hơn.
Tesla ban đầu cũng sử dụng động cơ cảm ứng không cần nam châm để cung cấp năng lượng cho ô tô điện của mình, nhưng đã thay đổi với Model 3.
Joanne Jia, phó chủ tịch Hangzhou Permanent Magnet Group Ltd., cho biết: “Để có được nguồn cung an toàn trong tương lai, bạn cần phải tạo ra loại đất hiếm của riêng mình. Vật liệu rất quan trọng nhưng số lượng rất nhỏ”.
Các nỗ lực thiết lập nguồn cung cũng đang được tiến hành ở châu Âu, nơi hiện là khu vực hàng đầu về xe điện và tất nhiên sẽ trở thành nước tiêu thụ đất hiếm lớn nhất.
Năm 2020, Liên minh Châu Âu đã thành lập Liên minh Nguyên liệu thô Châu Âu để giúp đảm bảo có đủ nguồn cung cấp nguyên liệu thô quan trọng thúc đẩy kế hoạch chống biến đổi khí hậu đầy tham vọng nhất của thế giới. Trong lĩnh vực đất hiếm, liên minh đã xác định 14 dự án ở châu Âu với vốn đầu tư lên đến 2 tỷ USD.