Các địa điểm được chọn hầu hết là các khu đô thị lớn từ 53 quốc gia ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương.
Mặc dù một số địa điểm ở các nước phát triển và một số địa điểm khác ở các nước đang phát triển, cả hai loại hình đều có các thành phố thải ra lượng khí nhà kính cao và đó là những thành phố mà nghiên cứu tập trung vào nhiều nhất.
Kết quả cho thấy hơn một nửa lượng khí thải (52%) được tạo ra bởi chỉ 25 siêu đô thị, với các thành phố ở Trung Quốc đứng đầu danh sách, tiếp theo là một số ở Nhật Bản và Châu Âu. Hàm Đan, Thượng Hải, Tô Châu ở Trung Quốc được phát hiện là những nơi gây ô nhiễm lớn, cùng với Tokyo ở Nhật Bản, Moscow ở Nga, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Rio de Janeiro, Johannesburg (Nam Phi) và Venice (Ý). Các thành phố lớn ở Mỹ, Hàn Quốc, Đức và Singapore cũng chứng tỏ là những nơi phát thải lớn.
Khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất và các phương tiện giao thông hay sử dụng điện trong các tòa nhà thương mại cũng như khu dân cư đã “đóng góp” tới 80% tổng lượng khí thải ở các thành phố Bắc Mỹ và Châu Âu.
Hơn 30% trong số đó đến từ vận tải đường bộ ở 1/3 số thành phố, trong khi đường sắt, hàng không và đường thủy chỉ chiếm dưới 15%.
Ở phía ngược lại, các thành phố như Oslo (Na Uy), Houston, Seattle, Bogotá (Columbia) được chứng minh là có mức giảm phát thải bình quân đầu người lớn nhất trong nghiên cứu được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2016.
Các tác giả của nghiên cứu coi nghiên cứu này là rất quan trọng vì việc xác định những tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất này là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề và đưa ra một kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm.